Nghiên cứu tác dụng của hào châm trong phục hồi chức năng tâm-vận động ở bệnh nhi sau viêm não cấp do vi rút Herpes simplex

Nghiên cứu tác dụng của hào châm trong phục hồi chức năng tâm-vận động ở bệnh nhi sau viêm não cấp do vi rút Herpes simplex

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu tác dụng của hào châm trong phục hồi chức năng tâm-vận động ở bệnh nhi sau viêm não cấp do vi rút Herpes simplex.Viêm não là một tình trạng viêm cấp tính của nhu mô não, biểu hiện bằng sự rối loạn chức năng thần kinh – tâm thần khu trú hoặc lan toả, thường gặp ở trẻ em. Có nhiều nguyên nhân gây viêm não: Do vi khuẩn, vi rút, nấm, kí sinh trùng, dị ứng, tự miễn… trong đó nguyên nhân do vi rút là hay gặp nhất 1,2,3.
Trên thế giới tỷ lệ mắc viêm não cấp dao động từ 3,5 đến 7,4 trường hợp trên 100.000 dân mỗi năm (Johnson 1996) 4. Theo Fidan Jmor và cộng sự(2008), tỷ lệ mắc viêm não cấp tại các nước phương Tây và các nước vùng nhiệt đới là 10.5 – 13.8/100.000 trẻ 5. Tỷ lệ viêm não do vi rút herpes simplex 1 chiếm 10-20% viêm não do vi rút ở Mỹ và tỷ lệ cũng tương đương ở Thụy Điển. Ở nước Úc các bệnh nhân viêm não nhập viện điều trị chủ yếu là viêm não do vi rút herpes simplex 16,7,8,9. Viêm não do vi rút herpes simplex ngoài các đặc tính tổn thương nhu mô não như các loại viêm não nói chung, nhưng thường nặng hơn do nhu mô não bị hoại tử hoặc chảy máu cục bộ 6,10,11,12,13.


Ở giai đoạn di chứng việc phối hợp điều trị bằng y học cổ truyền có vai trò tích cực, mang lại những kết quả khả quan, đóng góp một phần không nhỏ trong điều trị di chứng sau viêm não cấp.
Ở Việt Nam năm 1993 Hoàng Bảo Châu và Trịnh Thị Nhã điều trị 70 bệnh nhi viêm não Nhật Bản bằng hào châm đã cho tỷ lệ tốt 26%, và khá 60%14. Từ những nghiên cứu về hào châm đến nay cũng có nhiều nghiên cứu về điện châm Nguyễn Tài Thu và cộng sự với đề tài “Điện châm phục hồi vận động cho 120 bệnh nhân di chứng viêm não” với tỷ lệ khỏi và đỡ nhiều chiếm 82,5%, bệnh nhân đỡ ít 17,5%15, ở 104 trẻ sau viêm não Nhật Bản của Nguyễn Viết Thái (1999)16, Nguyễn Thị Tú Anh ở 116 bệnh nhi sau viêm não Nhật Bản (2001)17, Đặng Minh Hằng kết hợp hào châm và xoa bóp bấm huyệt cho 60 bệnh nhi sau viêm não Nhật Bản cho kết quả 12,5% khỏi liệt hoàn toàn. 182
Từ năm 2007 đến nay do thành công của chương trình tiêm chủng mở rộng vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản, tỷ lệ mắc bệnh giảm nhiều, nhưng lại gia tăng nhiều loại vi rút khác…Trong đó viêm não do vi rút herpes simplex có tỷ lệ tử vong và di chứng cao. Điều trị viêm não cấp khá phức tạp, cần được thực hiện ở những cơ sở chuyên khoa y học hiện đại kịp thời. Tuy nhiên có một tỷ lệ đáng kể trẻ được cứu thoát trong giai đoạn cấp để lại di chứng theo nhiều mức độ. Điều trị phục hồi chức năng bằng các trị liệu y học cổ truyền đã được nghiên cứu có hiệu quả tốt, nhưng các nghiên cứu áp dụng phương pháp y học cổ truyền tập trung nhiều vào đối tượng viêm não Nhật Bản. Khai thác kho tàng quí báu của Y học cổ truyền đã sử dụng các phương pháp không dùng thuốc để thúc đẩy phục hồi di chứng vận động như: Hào châm, châm cứu, mai hoa châm, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ…Trong đó hào châm là một phương pháp kinh điển của châm cứu, phương pháp đơn giản, hiệu quả, ít tốn kém, thích hợp với việc điều trị phục hồi di chứng tâm – vận động cho trẻ một cách kiên trì và lâu dài.
Cho đến nay nước ta và trên thế giớí vẫn chưa có công trình nghiên cứu điều trị phục hồi chức năng tâm – vận động cho bệnh nhi di chứng sau viêm não cấp do vi rút herpes simplex bằng hào châm. Đây là một vấn đề cấp thiết và nhân văn được đặt ra trước tỷ lệ di chứng sau viêm não cấp do vi rút herpes simplex ngày càng cao. Với mong muốn giảm thiểu tối đa những thiếu sót chức năng cho bệnh nhi di chứng sau viêm não cấp, sớm đưa trẻ tái hòa nhập với cuộc sống, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài với mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng theo y học cổ truyền ở các bệnh nhi sau viêm não cấp do vi rút Herpes simplex.
2. Đánh giá tác dụng của hào châm trong phục hồi chức năng tâm-vận động ở bệnh nhi sau viêm não cấp dưới 6 tuổi do vi rút herpes simplex.
3. Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………..3
1.1. VIÊM NÃO THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 3
1.1.1. Khái niệm viêm não………………………………………………………………3
1.1.2. Căn nguyên và dịch tễ học……………………………………………………..4
1.1.3. Biểu hiện lâm sàng………………………………………………………………..6
1.1.4. Biểu hiện cận lâm sàng………………………………………………………….8
1.1.5. Chẩn đoán viêm não vi rút herpes simplex……………………………..11
1.1.6. Di chứng sau viêm não cấp và sau viêm não do vi rút herpes
simplex………………………………………………………………………………12
1.1.7. Điều trị sau viêm não cấp do vi rút herpes simplex………………….15
1.2. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN 17
1.2.1 Bệnh nguyên………………………………………………………………………..18
1.2.2. Bệnh sinh và chứng hậu……………………………………………………….18
1.2.3. Các thể lâm sàng…………………………………………………………………21
1.3. CHÂM CỨU VÀ CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU TRONG
ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG 23
1.3.1. Khái quát về châm cứu…………………………………………………………23
1.3.2. Hào châm…………………………………………………………………………..23
1.3.3. Cơ chế tác dụng của châm cứu………………………………………………24
1.4. NGHIÊN CỨU Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC
NĂNG Ở BỆNH NHI SAU VIÊM NÃO CẤP DO VI RÚT HERPES
SIMPLEX 31
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới…………………………………………31
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam………………………………………….33
1.5. CÁC TRẮC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG TÂM-VẬN
ĐỘNG Ở TRẺ MẮC VIÊM NÃO SAU GIAI ĐOẠN CẤP 35
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………36
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 36
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhi theo y học hiện đại……………………36
2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán chọn bệnh nhi theo y học cổ truyền:………37
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ……………………………………………………………….38
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………..38
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu……………………………………………………………..38
2.2.3. Nội dung và cách tiến hành nghiên cứu………………………………….39
2.2.4. Nội dung và phương pháp đánh giá nghiên cứu………………………40
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 55
2.4. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 56
2.5. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 56
2.6. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI 56
2.7. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 57
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………….58
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 58
3.1.1. Phân bố bệnh nhi theo giới giữa hai nhóm………………………………58
3.1.2. Phân bố bệnh nhi theo tuổi giữa hai nhóm:……………………………..59
3.1.3. Phân bố bệnh nhi theo thời gian mắc bệnh giữa hai nhóm:……….60
3.1.4. Các triệu chứng lâm sàng trước điều trị của hai nhóm……………..61
3.1.5. Mức độ liệt vận động theo thang Henry trước điều trị của hai
nhóm………………………………………………………………………………….63
3.1.6. Phân loại bệnh nhi giữa hai nhóm dựa vào chỉ số phát triển theo
Trắc nghiệm Denver II…………………………………………………………64
3.1.7. Phân bố bệnh nhi theo thể bệnh y học cổ truyền………………………65
3.1.8. Phân loại thể bệnh theo nhóm tuổi…………………………………………66
3.1.9. Phân loại thể bệnh theo thời gian mắc bệnh…………………………….67
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN Ở CÁC BỆNH
NHI SAU VIÊM NÃO CẤP DO VI RÚT HERPES SIMPLEX 68
3.3. TÁC DỤNG CỦA HÀO CHÂM TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
TÂM – VẬN ĐỘNG Ở BỆNH NHI SAU VIÊM NÃO CẤP 70
3.3.1. Kết quả sau điều trị các triệu chứng lâm sàng của hai nhóm……..70
3.3.2. Kết quả điều trị tình trạng liệt vận động…………………………………74
3.3.3. Kết quả điều trị theo thể bệnh y học cổ truyền………………………..83
3.3.4. Theo dõi tác dụng không mong muốn trong điều trị…………………96
3.3.5. Đánh giá kết quả chung về lâm sàng sau điều trị……………………..98
3.4. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN. 99
3.4.1. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị làm giảm độ liệt theo
Henry…………………………………………………………………………………99
3.4.2. Liên quan giữa tổn thương não trên hình ảnh cộng hưởng từ và sự
thay đổi độ liệt theo thang Henry…………………………………………100
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN………………………………………………………………..105
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 105
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN Ở CÁC BỆNH
NHI SAU VIÊM NÃO CẤP DO VI RÚT HERPES SIMPLEX. 107
4.2.1. Các triệu chứng lâm sàng trước điều trị………………………………..110
4.2.2. Mức độ liệt vận động theo thang Henry………………………………..114
4.2.3. Chỉ số phát triển theo trắc nghiệm Denver II trước điều trị……..115
4.3. TÁC DỤNG CỦA HÀO CHÂM TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
TÂM – VẬN ĐỘNG Ở BỆNH NHI SAU VIÊM NÃO CẤP DO VI
RÚT HERPES SIMPLEX 117
4.3.1. Các triệu chứng lâm sàng sau điều trị…………………………………..117
4.3.2. Sự thay đổi các rối loạn vận động………………………………………..123
4.3.3. Kết quả điều trị tình trạng liệt vận động……………………………….125
4.3.4. Đánh giá kết quả điều trị qua sự thay đổi trương lực cơ theo thang
điểm Ashworth cải biên………………………………………………………126
4.3.5. Kết quả điều trị theo trắc nghiệm Denver II………………………….126
4.3.6. Đánh giá kết quả điều trị bằng hào châm trong phục hồi chức năng
tâm – vận động theo y học cổ truyền…………………………………….128
4.4. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU
TRỊ. 133
4.4.1. Thời gian mắc bệnh……………………………………………………………133
4.4.2. Tuổi…………………………………………………………………………………136
4.4.3. Thể bệnh theo y học cổ truyền…………………………………………….137
4.4.4. Thể chất……………………………………………………………………………138
4.4.5. Tổn thương não trên cộng hưởng từ……………………………………..140
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………..144
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………….146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Một số di chứng sau viêm não Nhật Bản B và viêm não cấp
herpes simplex……………………………………………………………….13
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán phân thể bệnh theo y học cổ truyền……37
Bảng 2.2. Công thức huyệt điều trị…………………………………………………43
Bảng 2.3. Đánh giá mức độ liệt theo thang điểm Henry…………………..46
Bảng 2.4. Thang điểm đánh giá trương lực cơ Ashworth cải biên……53
Bảng 2.5. Bảng điểm đánh giá sức cơ tương ứng với mức độ liệt theo
thang Henry…………………………………………………………………..54
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhi theo tuổi giữa hai nhóm……………………..59
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhi theo thời gian mắc bệnh giữa hai nhóm.60
Bảng 3.3. Các triệu chứng lâm sàng trước điều trị ở hai nhóm……….61
Bảng 3.4. Trình trạng dinh dưỡng………………………………………………….62
Bảng 3.5. Mức độ liệt vận động theo thang Henry trước điều trị…….63
Bảng 3.6. Chỉ số phát triển trước điều trị giữa hai nhóm………………..64
Bảng 3.7. Phân loại thể bệnh theo nhóm tuổi………………………………….66
Bảng 3.8. Phân loại thể bệnh theo thời gian mắc bệnh cuả hai nhóm 67
Bảng 3.9. Triệu chứng lâm sàng trước điều trị theo y học cổ truyền
của hai nhóm…………………………………………………………………68
Bảng 3.10. Sự thay đổi triệu chứng thần kinh…………………………………..70
Bảng 3.11. Các triệu chứng lâm sàng sau điều trị ở hai nhóm…………..71
Bảng 3.12. Tình trạng dinh dưỡng sau điều trị của hai nhóm……………73
Bảng 3.13. Thay đổi mức độ liệt vận động theo Henry sau điều trị của
hai nhóm……………………………………………………………………….74
Bảng 3.14. Dịch chuyển độ liệt sau điều trị theo Henry của hai nhóm. 75
Bảng 3.15. Sự thay đổi điểm sức cơ theo thang Henry sau điều trị…….76
Bảng 3.16. Sự thay đổi trương lực cơ theo thang điểm Ashworth cải biên
của hai nhóm…………………………………………………………………..78
Bảng 3.17. Chỉ số phát triển ở khu vực vận động thô sau điều trị theo
trắc nghiệm Denver II của hai nhóm………………………………79
Bảng 3.18. Sự thay đổi chỉ số phát triển ở khu vực vận động tinh tế sau
điều trị theo trắc nghiệm Denver II…………………………………80
Bảng 3.19. Sự thay đổi chỉ số phát triển ở khu vực ngôn ngữ sau điều
trị theo trắc nghiệm Denver II………………………………………..81
Bảng 3.20. Sự thay đổi chỉ số phát triển ở khu vực cá nhân – xã hội sau
điều trị theo trắc nghiệm Denver II…………………………………82
Bảng 3.21. Sự thay đổi triệu chứng lâm sàng sau điều trị theo thể bệnh
y học cổ truyền………………………………………………………………83
Bảng 3.22. Thay đổi mức độ liệt Henry theo thể bệnh Y học cổ truyền.
………………………………………………………………………………………87
Bảng 3.23. Chỉ số phát triển ở khu vực vận động thô sau điều trị ở các
thể bệnh Y học cổ truyền………………………………………………..88
Bảng 3.24. Chỉ số phát triển ở khu vực vận động tinh tế sau điều trị ở
các thể bệnh Y học cổ truyền………………………………………….90
Bảng 3.25. Chỉ số phát triển ở khu vực ngôn ngữ sau điều trị theo các
thể bệnh y học cổ truyền…………………………………………………92
Bảng 3.26. Chỉ số phát triển ở khu vực cá nhân – xã hội sau điều trị ở
các thể bệnh Y học cổ truyền………………………………………….94
Bảng 3.27. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng…………………….96
Bảng 3.28. Tác dụng không mong muốn trên chỉ số huyết học………….97
Bảng 3.29. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị làm giảm độ liệt
theo thang Henry……………………………………………………………99
Bảng 3.30. Liên quan giữa định khu tổn thương não trên cộng hưởng
từ và sự thay đổi độ liệt theo thang Henry……………………..100
Bảng 3.31. Liên quan giữa số lượng vị trí tổn thương não trên một bệnh
nhi theo cộng hưởng từ và sự thay đổi độ liệt theo thang
Henry…………………………………………………………………………..101
Bảng 3.32. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị hào châm trên
sức cơ bệnh nhi nhóm nghiên cứu…………………………………103
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhi theo giới giữa hai nhóm…………………..58
Biểu đồ 3.2. Thể bệnh y học cổ truyền giữa hai nhóm……………………..65
Biểu đồ 3.3. Kết quả chung về lâm sàng sau điều trị……………………….98
Biểu đồ 3.4. Phân bố mức độ liệt ở đối tượng nghiên cứu theo vị trí tổn
thương não trên MRI ở thời điểm trước và sau điều trị……10

 

Nghiên cứu tác dụng của hào châm trong phục hồi chức năng tâm-vận động ở bệnh nhi sau viêm não cấp do vi rút Herpes simplex

Leave a Comment