Nghiên cứu tình hình tăng acid uric máu và đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng ở người dân từ 35 tuổi trở lên tại tỉnh Cà Mau

Nghiên cứu tình hình tăng acid uric máu và đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng ở người dân từ 35 tuổi trở lên tại tỉnh Cà Mau

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu tình hình tăng acid uric máu và đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng ở người dân từ 35 tuổi trở lên tại tỉnh Cà Mau.Acid uric và các muối của nó là những sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin ở người. Trong cơ thể, acid uric có vai trò là chất bảo vệ thần kinh được thể hiện qua giảm quá trình thoái hóa thần kinh bao gồm thoái hóa dopaminergic và kích thích biểu hiện của một chất vận chuyển glutamate trong cơ vân, nhờ đó nó bảo vệ tế bào thần kinh khỏi độc tính do glutamate gây ra. Ngoài ra acid uric còn là chất chống oxy hóa: acid uric duy trì hoạt tính peroxidase của cả Superoxide Dismutase 1 trong tế bào, UA có khả năng liên kết với sắt và ức chế quá trình oxy hóa ascorbate phụ thuộc vào sắt, do đó ngăn ngừa các tổn thương do stress oxy hóa gây ra.


Một số nghiên cứu cho thấy, nồng độ acid uric máu tăng dần theo tuổi và chiếm tỉ lệ cao ở nhóm từ 30-40 tuổi [16], [123], [129]. Ở nam giới, tăng acid uric máu thường xuất hiện sau tuổi 30, còn ở nữ giới, tình trạng tăng acid uric máu thường gặp ở tuổi sau mãn kinh và ở cả 2 giới, thì tỉ lệ tăng acid uric máu ở nam thường cao hơn nữ giới [78], [102], [134], [147]. Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Dung [7] tại tỉnh Thái Bình, cho thấy tỉ lệ người dân có tăng acid uric máu là 9,2%. Tại thành phố Cần Thơ, nghiên cứu của Trịnh Kiến Trung năm 2012 [33] cho thấy tỉ lệ tăng acid uric máu (AUM) ở người trên 40 tuổi là 12,6% (với tỉ lệ tăng AUM ở nam giới là 20,5% và ở nữ giới là 9,6%).
Nhiều y văn đề cập đến mối liên quan giữa tăng acid uric máu (AUM) và quá trình hình thành, phát triển của xơ vữa động mạch [64], [127], [148]. Tăng acid uric máu là một yếu tố nguy cơ tim mạch, bên cạnh các yếu tố nguy cơ tim mạch đã được biết đến [40], [52]. Hiện nay, một số thói quen sinh hoạt trong cuộc sống xã hội hiện đại, như dùng thức ăn nhanh, dùng nhiều các thực phẩm đạm chứa nhân purin, lối sống tĩnh tại, ít vận động…được cho là yếu tố nguy cơ làm tăng acid uric ở người dân trong cộng đồng [8], [33], [129]. Đồng thời các nghiên cứu cũng chỉ rằng, nồng độ AUM sẽ được duy trì ổn định ở những người có2 thường xuyên vận động thể lực, biết duy trì cân nặng lý tưởng, ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế rượu, thịt đỏ [9], [44], [118]. Ngoài ra, việc tăng mức độ nặng của các bệnh nền mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, hội chứng chuyển hóa, suy tim…được ghi nhận ở người có kèm tăng AUM. Do đó việc kiểm soát nồng độ AUM và làm giảm tỉ lệ tăng AUM ở người có bệnh nền cũng là một vấn đề đáng quan tâm vì hiện nay tỉ lệ người dân mắc bệnh mãn tính không lây cũng đang gia tăng trong cộng đồng.
Về các biện pháp làm giảm nồng độ AUM hiện nay một số nghiên cứu đề cập đến vai trò của vitamin C phối hợp với các biện pháp không dùng thuốc [77], [81], [97]. Một phân tích gộp từ 13 nghiên cứu của Juraschek Stephen năm 2011, trên 556 người có nồng độ acid uric máu trung bình trước điều trị là 2,9 – 7,0mg/dL. Các đối tượng được sử dụng vitamin C với liều trung bình là 500mg/ngày, sau 5 tuần điều trị, nồng độ acid uric máu trung bình giảm còn 0,35mg/dL, sự khác biệt nồng độ AUM trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p=0,032; [KTC95%: -0,66; -0,03]; [81]. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của Stamp [130], lại cho rằng vitamin C không có hiệu quả làm giảm acid uric máu ở bệnh nhân gút. Những ý kiến chưa thống nhất về vai trò của vitamin C trong việc làm giảm nồng độ AUM này đòi hỏi phải được nghiên cứu thêm.
Tỉnh Cà Mau với ba mặt giáp biển, nguồn thức ăn từ hải sản, thực phẩm khô vô cùng phong phú, đã tạo nên thói quen ăn nhiều các loại thực phẩm này ở người dân và điều này có thể dẫn đến nguy cơ tăng acid uric máu trong cộng đồng người dân tỉnh Cà Mau. Việc nghiên cứu xác định tỉ lệ tăng acid uric máu trong cộng đồng người dân tỉnh Cà Mau, từ đó, thực hiện các biện pháp can thiệp làm giảm acid uric máu, nhằm làm giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch và chuyển hóa cho người dân là rất cần thiết, kết quả nghiên cứu mang lại những thông tin hữu ít về tình hình tăng AUM, yếu tố liên quan, cũng như biện pháp can thiệp làm giảm AUM hiệu quả nhất có thể áp dụng được ở người dân địa phương, góp phần trong việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân địa phương. Trên cơ sở đó,3 chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tình hình tăng acid uric máu và đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng ở người dân từ 35 tuổi trở lên tại tỉnh Cà Mau” với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỉ lệ tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan đến tăng acid uric máu ở người dân từ 35 tuổi trở lên tại tỉnh Cà Mau năm 2018-2020.
2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng kiểm soát tăng acid uric máu ở người dân từ 35 tuổi trở lên tại tỉnh Cà Mau năm 2018-2020

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………………………. i
DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………………………….iii
DANH MỤC HÌNH……………………………………………………………………………… v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ………………………………………………………………………… v
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………….. 4
1.1. Acid uric máu: Nguồn gốc, cấu trúc, phân loại, chuyển hóa, thải trừ……………4
1.1.1. Nguồn gốc, cấu trúc hóa học……………………………………………………………4
1.1.2. Phân loại…………………………………………………………………………………………4
1.1.3. Chuyển hóa và thải trừ…………………………………………………………………….5
1.2. Tăng acid uric máu……………………………………………………………………………………………5
1.2.1. Định nghĩa ……………………………………………………………………………………..5
1.2.2. Nguyên nhân tăng acid uric máu ……………………………………………………..5
1.2.3. Các phương pháp chẩn đoán tăng acid uric máu ………………………………7
1.3. Tình hình tăng acid uric máu trên thế giới và Việt Nam………………………………..8
1.3.1. Trên thế giới …………………………………………………………………………………..8
1.3.2. Tại Việt Nam………………………………………………………………………………..10
1.4. Các yếu tố liên quan đến tăng acid uric máu…………………………………………………11
1.4.1. Các yếu tố là nguy cơ gây tăng AUM…………………………………………….11
1.4.2. Các yếu tố bị ảnh hưởng bởi tăng acid uric máu……………………………..15
1.5. Điều trị tăng acid uric máu……………………………………………………………………………..19
1.5.1. Điều trị giảm acid uric mau bằng biện pháp không dùng thuốc……….20
1.5.2. Điều trị giảm acid uric máu bằng dùng thuốc …………………………………30
1.6. Những nghiên cứu trước có liên quan ……………………………………………………………32
1.6.1. Nghiên cứu ngoài nước …………………………………………………………………32
1.6.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ………………………………………………………………34
1.7. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Cà Mau………………………………………………………………….36
1.7.1. Địa giới hành chính, dân số……………………………………………………………36
1.7.2. Tình hình bệnh tật tại tỉnh Cà Mau…………………………………………………37
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………….. 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………………..38
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 1…………………………………………….382.1.2. Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 2…………………………………………….38
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………………………….39
2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………………………..39
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………39
2.2.2. Cỡ mẫu…………………………………………………………………………………………39
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………………41
2.2.4. Nội dung nghiên cứu …………………………………………………………………….43
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………………55
2.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số………………………………………………………..62
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu……………………………………………………………..62
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………………………………….64
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………. 65
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu……………………………………………………65
3.1.1. Đặc điểm dân số, xã hội của đối tượng nghiên cứu…………………………65
3.1.2. Đặc điểm về tiền sử bệnh lý kèm theo và thói quen sinh hoạt của
đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………67
3.1.3. Đặc điểm về chỉ số nhân trắc và huyết áp của đối tượng nghiên
cứu…………………………………………………………………………………………………………69
3.1.4. Đặc điểm về kết quả xét nghiệm sinh hóa ở đối tượng nghiên cứu ….70
3.2. Tỉ lệ tăng acid uric máu ở người dân từ 35 tuổi trở lên tại tỉnh Cà Mau và
một số yếu tố liên quan đến tăng acid uric máu……………………………………………………71
3.2.1. Phân phối nồng độ AUM của đối tượng nghiên cứu……………………….71
3.2.2. Tỉ lệ tăng acid uric máu ở người dân từ 35 tuổi trở lên tại tỉnh
Cà Mau………………………………………………………………………………………………….72
3.2.3. Một số yếu tố liên quan đến tăng acid uric máu ở người dân tỉnh
Cà Mau nghiên cứu ………………………………………………………………………………..73
3.3. Kết quả can thiệp giảm AUM ở người dân tỉnh Cà Mau nghiên cứu………….81
3.3.1. Đặc điểm chung của 3 nhóm nghiên cứu can thiệp…………………………81
3.3.2. Kết quả can thiệp kiểm soát tăng AUM ở người dân Cà Mau
nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………..85
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………. 95
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….95
4.1.1 Đặc điểm về dân số, xã hội của đối tượng nghiên cứu……………………..95
4.1.2 Đặc điểm về cân nặng, chiều cao, huyết áp, thừa cân béo phì,
đường máu, creatinin máu, lipid máu, thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng
của đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………..974.2. Tỉ lệ tăng acid uric máu (AUM) và một số yếu tố liên quan ở người dân
tỉnh Cà Mau nghiên cứu………………………………………………………………………………………..99
4.2.1. Nồng độ acid uric máu trung bình ở đối tượng nghiên cứu……………..99
4.2.2. Tỉ lệ tăng acid uric máu ở người dân tỉnh Cà Mau nghiên cứu………..99
4.2.3. Một số yếu tố liên quan đến tăng AUM ở người dân tỉnh Cà Mau
nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………102
4.3. Kết quả can thiệp giảm AUM ở người dân tỉnh Cà Mau nghiên cứu………..119
4.3.1. Đặc điểm chung của nhóm chứng và 2 nhóm can thiệp ………………..119
4.3.2. Hiệu quả can thiệp làm giảm AUM bằng truyền thông giáo dục
sức khỏe thực hiện cải thiện thói quen dinh dưỡng, sinh hoạt …………………121
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………… 132
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………….. 134
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
TIẾNG ANH
Phụ lục 1: Phiếu thu thập dữ liệu nghiên cứu cắt ngang
Phụ lục 2: Phiếu thu thập dữ liệu sau can thiệp
Phụ lục 3: Tờ rơi tuyên truyền giáo dục sức khỏe
Phụ lục 4: Sổ theo dõi sức khỏe đối tượng can thiệp
Phụ lục 5: Sổ tay truyền thông giáo dục sức khỏe
Phụ lục 6: Bảng câu hỏi tần suất sử dụng một số loại thực phẩm
Phụ lục 7: Danh sách đối tượng nghiên cứu cắt ngang
Phụ lục 8: Danh sách đối tượng can thiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách số mẫu nghiên cứu theo cụm……………………………………. 42
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hoá theo NCEP ATP III ……… 48
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp (BYT 2010) ……………………… 48
Bảng 2.4. Mức độ RLLM theo khuyến cáo của Bộ y tế Việt Nam ……………… 49
Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi, giới tính, nơi cư
trú, nghề nghiệp………………………………………………………………………. 65
Bảng 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tôn giáo, trình độ học vấn
và tình trạng kinh tế. ……………………………………………………………….. 66
Bảng 3.3 Tỉ lệ nữ giới đã mãn kinh …………………………………………………………. 67
Bảng 3.4 Tỉ lệ các bệnh mắc kèm theo của đối tượng nghiên cứu ………………. 67
Bảng 3.5 Sốbệnh mắc kèm trên một đối tượng nghiên cứu có bệnh mắc kèm theo………….. 68
Bảng 3.6 Đặc điểm về thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu….. 68
Bảng 3.7 Giá trị trung bình của tuổi, cân nặng, chiều cao, vòng eo, chỉ
số khối cơ thể (CSKCT) và huyết áp của đối tượng nghiên cứu …. 69
Bảng 3.8 Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có thừa cân, béo phì (TC-BP) ………….. 69
Bảng 3.9 Tỉ lệ tăng glucose máu, Creatinin máu và rối loạn mỡ máu ở
đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………. 70
Bảng 3.10 Nồng độ AUM trung bình theo giới của đối tượng nghiên cứu …… 71
Bảng 3.11 Tỉ lệ tăng acid uric máu ở người dân từ 35 tuổi trở lên tại tỉnh Cà Mau …… 72
Bảng 3.12 Nồng độ acid uric máu trung bình ở 2 nhóm tăng và không
tăng AUM ở người dân tỉnh Cà Mau nghiên cứu ……………………….. 72
Bảng 3.13 Mức độ tăng acid uric máu ở người dân có tăng acid uric máu….. 72
Bảng 3.14 Liên quan giữa tăng AUM với nơi cư trú, tình trạng kinh tế
và nghề nghiệp của người dân tỉnh Cà Mau nghiên cứu. …………… 73
Bảng 3.15 Liên quan giữa tăng acid uric máu với giới tính của người
dân tỉnh Cà Mau nghiên cứu……………………………………………………. 74iv
Bảng 3.16 Liên quan giữa tăng AUM với trình độ học vấn của người
dân tỉnh Cà Mau nghiên cứu……………………………………………………. 74
Bảng 3.17 Liên quan giữa tăng AUM với nhóm tuổi của người dân tỉnh
Cà Mau nghiên cứu …………………………………………………………………. 75
Bảng 3.18 Liên quan giữa tăng AUM với một số thói quen hút thuốc lá,
vận động thể lực, uống cà phê, ăn rau xanh, ăn trái cây ……………… 76
Bảng 3.19 Liên quan giữa tăng AUM với các thói quen uống rượu, ăn
thịt đỏ, thực phẩm khô, tạng động vật, hải sản…………………………… 77
Bảng 3.20 Liên quan giữa tăng AUM với số bệnh mắc kèm của người dân
tỉnh Cà Mau nghiên cứu…………………………………………………………… 78
Bảng 3.21 Liên quan giữa tỉ lệ tăng AUM với mức độ tăng huyết áp hiện
có của người dân …………………………………………………………………….. 79
Bảng 3.22 Liên quan giữa tăng AUM với thời gian mắc bệnh tăng huyết
áp ở người dân tỉnh Cà Mau nghiên cứu ………………………………….. 79
Bảng 3.23 Liên quan giữa tăng AUM với thời gian mắc đái tháo đường
ở người dân tỉnh Cà Mau nghiên cứu ………………………………………. 80
Bảng 3.24 Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố liên quan với tăng AUM ở
người dân tỉnh Cà Mau nghiên cứu…………………………………………… 80
Bảng 3.25 Giá trị trung bình về tuổi, vòng eo và huyết áp của nhóm
chứng và 2 nhóm can thiệp (n=238)…………………………………………… 81
Bảng 3.26 Đặc điểm về giới tính, nghề nghiệp, học vấn, tình trạng kinh tế
của nhóm chứng và 2 nhóm can thiệp ……………………………………….. 82
Bảng 3.27 Giá trị trung bình về cân nặng của nhóm chứng và 2 nhóm
can thiệp (n=238)…………………………………………………………………….. 83
Bảng 3.28 Giá trị trung bình của acid uric máu, đường máu, lipid máu
của nhóm chứng và 2 nhóm can thiệp (n=238) …………………………… 83
Bảng 3.29 Đặc điểm về thói quen vận động thể lực của nhóm chứng và 2
nhóm can thiệp (n=238)……………………………………………………………. 84v
Bảng 3.30 Đặc điểm về thói quen dinh dưỡng của nhóm chứng và 2 nhóm
can thiệp (n=238) …………………………………………………………………….. 84
Bảng 3.31 Số lần trung bình người dân được nhận các biện pháp can
thiệp (n=238)…………………………………………………………………………… 85
Bảng 3.32 Số lần trung bình của việc kiểm tra giám sát ở người dân Cà
Mau nghiên cứu (n=238) ………………………………………………………….. 85
Bảng 3.33 Giá trị trung bình của acid uric máu trước và sau can thiệp ở
các nhóm nghiên cứu (n=238) …………………………………………………… 86
Bảng 3.34 Hiệu quả can thiệp giảm tỉ lệ tăng AUM ở các nhóm nghiên cứu …….. 87
Bảng 3.35 Tỉ lệ cải thiện thói quen vận động thể lực, ăn rau xanh, ăn thịt
đỏ trước và sau can thiệp ở các nhóm nghiên cứu (n=238) ………….. 88
Bảng 3.36 Hiệu quả cải thiện một số thói quen uống rượu, ăn hải sản,
thực phẩm khô, tạng động vật, ăn trái cây ở các nhóm nghiên
cứu (n=238) …………………………………………………………………………….. 89
Bảng 3.37 Giá trị trung bình của cân nặng, vòng eo của đối tượng giữa
trước và sau can thiệp ở các nhóm nghiên cứu (n=238) ………………. 90
Bảng 3.38 Giá trị trung bình của glucose máu, lipid máu trước và sau can
thiệp ở các nhóm nghiên cứu (n=238)………………………………………… 91
Bảng 3.39 Phân tích đa biến tỉ lệ tăng AUM và các yếu tố………………………… 92
Bảng 3.40 Kết quả can thiệp chung ở các nhóm nghiên cứu (n=238)………….. 93
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Công thức cấu tạo acid uric…………………………………………………………. 4
Hình 2.1. Sơ đồ biến số …………………………………………………………………………… 60
Hình 2.2. Quy trình lấy mẫu ……………………………………………………………………. 60
Hình 2.3. Sơ đồ nghiên cứu …………………………………………………………………….. 6

Nghiên cứu tình hình tăng acid uric máu và đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng ở người dân từ 35 tuổi trở lên tại tỉnh Cà Mau

Leave a Comment