Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả can thiệp kiểm soát vi đạm niệu và rối loạn mỡ máu ở người tăng huyết áp tại tỉnh Vĩnh Long

Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả can thiệp kiểm soát vi đạm niệu và rối loạn mỡ máu ở người tăng huyết áp tại tỉnh Vĩnh Long

Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả can thiệp kiểm soát vi đạm niệu và rối loạn mỡ máu ở người tăng huyết áp tại tỉnh Vĩnh Long.Tăng huyết áp là vấn đề thường gặp trong cộng đồng, tăng huyết áp ước tính gây ra 7,5 triệu ca tử vong, chiếm khoảng 12,8% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới, gánh nặng bệnh tật do tăng huyết áp là 57 triệu DALYs, chiếm 3,7% tổng số DALYs toàn cầu [129]. Bệnh tăng huyết áp nếu không điều trị sẽ tiến triển âm thầm và gây nhiều biến chứng nguy hiểm [8], [15]. Theo nghiên cứu ở các nước có thu nhập trung bình, có 31,1% người trưởng thành bị tăng huyết áp, tỷ lệ có điều trị 44,5% và tỷ lệ kiểm soát được huyết áp chỉ 17,9% [85], [100]. Tại Việt Nam, một cuộc điều tra dịch tễ trên 8 tỉnh, thành phố tại Việt Nam năm 2015, kết quả cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở người ≥25 tuổi là 47,3%, nghiên cứu năm 2019 ở người từ 18 tuổi trở lên tại 10 tỉnh, thành phố tại 3 vùng sinh thái với tỷ tăng huyết áp là 33,8% [48],[ 80].


Rối loạn mỡ máu đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ đối với các bệnh tim mạch. Nếu một bệnh nhân tăng huyết áp có kèm theo rối loạn mỡ máu làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch, được xếp trong nhóm có nguy cơ bệnh tim mạch rất cao[33], [124]. Tình trạng vi đạm niệu xuất hiện ở bệnh nhân tăng huyết áp cho thấy có rối loạn chức năng nội mô không chỉ biến chứng tăng huyết áp xảy ra trên thận mà có thể xuất hiện tổn thương các cơ quan khác của hệ thống tim mạch. Tại Việt Nam, theo các nghiên cứu của tỷ lệ vi đạm niệu ở những người tăng huyết áp trong cuộc điều tra toàn quốc là 70,8%, theo một nghiên cứu tại Khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ vi đạm niệu là 37,8%[20], [42]. Tỷ lệ rối loạn mỡ máu ở người tăng huyết áp rất cao, theo nghiên cứu Nguyễn Thị Hồng Thủy là 77,4% và nghiên cứu của Phạm Vũ Thụy là 94,5%[46],[ 47].
Mục tiêu điều trị tăng huyết áp là tránh các biến chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống. Để đạt được mục tiêu trên, cần kiểm soát tốt huyết áp, kiểm soát các2 yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn mỡ máu góp phần làm giảm các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp. Ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân tăng huyết áp được khuyến cáo chế luyện tập thể lực tích cực, giảm cân, chế độ ăn uống hợp lý, tuân thủ điều trị ngoài việc kiểm soát huyết áp đồng thời kiểm soát được rối loạn mỡ máu và vi đạm niệu. Các nghiên cứu về rối loạn mỡ máu, vi đạm niệu ở bệnh nhân tăng huyết áp đều thực hiện tại bệnh viện, chưa có nghiên cứu triển khai tại cộng đồng. Việc kiểm soát vi đạm niệu, rối loạn mỡ máu được thực hiện tại bệnh viện và chủ yếu sử dụng thuốc đặc trị. Tuy nhiên, phần lớn các bệnh nhân tăng huyết áp phần lớn được điều trị tại trạm y tế. Vì vậy, cần thiết có các biện pháp kiểm soát vi đạm niệu và rối loạn mỡ máu tại cộng đồng phù hợp với dân số từng vùng.
Tỉnh Vĩnh Long, tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao, năm 2012 – 2013, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp của người dân tuổi từ 25 – 64 là 32,2%, tỷ lệ tăng huyết áp của người dân ≥40 tuổi tại Bình Minh có tỷ lệ là 25,7% [24], [27]. Chưa có nghiên cứu về rối loạn mỡ máu, vi đạm niệu thực hiện tại tỉnh, nhằm mục đích cung cấp số liệu khoa học về tỷ lệ rối loạn mỡ máu, vi đạm niệu ở bệnh nhân tăng huyết áp tại cộng đồng tỉnh Vĩnh Long, đề xuất các biện pháp can thiệp nhằm kiểm soát huyết áp, rối loạn mỡ máu, vi đạm niệu ở bệnh nhân một cách hiệu quả hơn, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả can thiệp kiểm soát vi đạm niệu và rối loạn mỡ máu ở người tăng huyết áp tại tỉnh Vĩnh Long” với các mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ vi đạm niệu, rối loạn mỡ máu ở người tăng huyết áp tại tỉnh Vĩnh Long, năm 2016.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến vi đạm niệu, rối loạn mỡ máu ở người tăng huyết áp tại tỉnh Vĩnh Long, năm 2016

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………………………………. i
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………… ii
MỤC LỤC…………………………………………………………………………………………..iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………………………………. v
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………………… vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ…………………………………………. x
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………… 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………… 4
1.1. Tăng huyết áp ……………………………………………………………………………………..4
1.2. Rối loạn mỡ máu, vi đạm niệu ở bệnh nhân tăng huyết áp………………………8
1.3 Các yếu tố liên quan rối loạn mỡ máu, vi đạm niệu ở bệnh nhân tăng huyết
áp 17
1.4 Kiểm soát tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và vi đạm niệu ở bệnh nhân tăng
huyết áp…………………………………………………………………………………………………. 21
1.5. Đặc điểm nơi nghiên cứu………………………………………………………………….. 36
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………….. 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………….. 38
2. 2. Phương pháp nghiên cứu: ………………………………………………………………… 39
2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ……………………………………………… 57
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………………. 58
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………. 60
3.1. Thông tin chung, kiến thức, các yếu tố nguy cơ, điều trị của các đối tượng
nghiên cứu:…………………………………………………………………………………………….. 60
3.2 Tình hình rối loạn mỡ máu, vi đạm niệu ở người tăng huyết áp…………….. 65
3.3. Các yếu tố liên quan đến rối loạn mỡ máu, vi đạm niệu ở người tăng huyết
áp. 69iv
3.4 Kết quả rối loạn mỡ máu và vi đạm niệu sau can thiệp…………………………. 77
Chương 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 91
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ………………………………………… 91
4.2. Tình hình rối loạn mỡ máu, vi đạm niệu ở người tăng huyết áp……………. 96
4.3. Các yếu tố liên quan đến rối loạn mỡ máu, vi đạm niệu ở người tăng huyết
áp 100
4.4 Kết quả rối loạn mỡ máu và vi đạm niệu sau can thiệp……………………….. 109
4.5 Điểm mạnh và những hạn chế của nghiên cứu…………………………………… 123
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………… 124
KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………….. 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 Phân độ THA theo Bộ Y tế……………………………………………………… 4
Bảng 1. 2 Phân tầng nguy cơ THA theo mức HA, các yếu tố nguy cơ, tổn thương
cơ quan đích và các bệnh đi kèm . ………………………………………………………….. 5
Bảng 1. 3 Đánh giá rối loạn lipid máu theo APT III ……………………………….. 10
Bảng 1. 4 Đạm niệu theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ [52] ……………. 13
Bảng 1. 5 Dân số của tỉnh Vĩnh Long theo khu vực………………………………… 36
Bảng 3. 1 Thông tin về tuổi, giới, nghề nghiệp, học vấn của đối tượng nghiên
cứu……………………………………………………………………………………………………. 60
Bảng 3. 2 Thông tin chung về dân tộc, tôn giáo, hôn nhân, kinh tế gia đình,
tham gia bảo hiểm y tế của đối tượng nghiên cứu. ………………………………….. 61
Bảng 3. 3 Kiến thức về biến chứng, các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân THA .. 62
Bảng 3. 4 Đặc điểm về tiền sử bệnh THA, điều trị và kiểm soát huyết áp của
đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………….. 63
Bảng 3. 5 Tình hình rối loạn các thành phần mỡ máu của các đối tượng nghiên
cứu……………………………………………………………………………………………………. 65
Bảng 3. 6 Tình hình rối loạn mỡ máu theo một số yếu tố ………………………… 66
Bảng 3. 7 Tình hình vi đạm niệu theo một số yếu tố……………………………….. 67
Bảng 3. 8 Mối liên quan giữa một số yếu tố dân số với RLMM trên bệnh nhân
tăng huyết áp ……………………………………………………………………………………… 69
Bảng 3. 9 Mối liên quan giữa một số yếu tố hành vi và RLMM trên bệnh nhân
tăng huyết áp. …………………………………………………………………………………….. 70
Bảng 3. 10 Mối liên quan giữa yếu tố nhân trắc, điều trị, kiểm soát huyết áp và
RLMM trên bệnh nhân tăng huyết áp. …………………………………………………… 71
Bảng 3. 11 Mối liên quan giữa một số yếu tố dân số với vi đạm niệu trên bệnh
nhân tăng huyết áp. …………………………………………………………………………….. 72viii
Bảng 3. 12 Mối liên quan giữa một số yếu tố hành vi với vi đạm niệu trên bệnh
nhân tăng huyết áp. …………………………………………………………………………….. 73
Bảng 3. 13 Mối liên quan giữa các yếu nhân trắc, kiểm soát huyết áp với vi đạm
niệu trên bệnh nhân tăng huyết áp. ……………………………………………………….. 74
Bảng 3. 14 Mối liên quan giữa các yếu nhân trắc, kiểm soát huyết áp với vi đạm
niệu trên bệnh nhân tăng huyết áp ………………………………………………………… 75
Bảng 3. 15 Mô hình hồi qui logictis đa biến mối liên quan giữa vi đạm niệu và
một số yếu tố trên bệnh nhân tăng huyết áp……………………………………………. 76
Bảng 3. 16 Thông tin chung của hai nhóm trước khi can thiệp…………………. 77
Bảng 3. 17 Thời gian tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường của hai
nhóm trước khi can thiệp. ……………………………………………………………………. 78
Bảng 3. 18 Các chỉ số của hai nhóm trước khi can thiệp………………………….. 79
Bảng 3. 19 Sự thay đổi về chế độ ăn ở nhóm can thiệp và nhóm chứng…….. 80
Bảng 3. 20 Sự thay đổi về hút thuốc lá, uống rượu bia và hoạt động thể lực ở
nhóm can thiệp và nhóm chứng. …………………………………………………………… 81
Bảng 3. 21 Sự thay đổi chỉ số BMI, tuân thủ điều trị, kiểm soát huyết áp ở nhóm
can thiệp và nhóm chứng …………………………………………………………………….. 82
Bảng 3. 22 Mô hình hồi qui logictis thay đổi chế độ HĐTL sau can thiệp khi
hiệu chỉnh về tuổi, giới, trình độ học vấn, số năm tăng huyết áp. ……………… 83
Bảng 3. 23 Mô hình hồi qui logictis, cho thấy sự tuân thủ điều trị sau can thiệp
khi hiệu chỉnh về tuổi, giới, trình độ học vấn, số năm tăng huyết áp. ………… 83
Bảng 3. 24 Mô hình hồi qui logictis kiểm soát chỉ số BMI sau can thiệp khi
hiệu chỉnh về tuổi, giới, trình độ học vấn, số năm tăng huyết áp. ……………… 84
Bảng 3. 25 Mô hình hồi qui logictis sự kiểm soát huyết áp sau can thiệp khi
hiệu chỉnh về tuổi, giới, trình độ học vấn, số năm tăng huyết áp. ……………… 84
Bảng 3.26 Hiệu quả can thiệp các chỉ số hành vi lối sống, tuân thủ điều trị,
BMI, kiểm soát huyết áp của người tăng huyết áp ………………………………….. 85ix
Bảng 3. 27 Sự thay đổi thành phần mỡ máu ở nhóm can thiệp và nhóm chứng.
…………………………………………………………………………………………………………. 86
Bảng 3.28 Hiệu quả can thiệp các chỉ số mỡ máu của đối tượng nghiên cứu 87
Bảng 3. 29 Các chỉ số hiệu quả can thiệp lên tình trạng rối loạn mỡ máu sau 2
năm can thiệp …………………………………………………………………………………….. 88
Bảng 3. 30 Mô hình hồi qui logictis RLMM sau can thiệp khi hiệu chỉnh về
tuổi, giới, trình độ học vấn, số năm tăng huyết áp…………………………………… 89
Bảng 3. 31 Các chỉ số hiệu quả can thiệp lên tình trạng rối vi đạm niệu sau 2
năm can thiệp …………………………………………………………………………………….. 90
Bảng 3. 32 Mô hình hồi qui logictis sự kiểm soát VĐN sau can thiệp khi hiệu
chỉnh về tuổi, giới, trình độ học vấn, số năm tăng huyết áp ……………………… 90
Bảng 4.1 Tỷ lệ VĐN trong nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả khác….. 9

Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả can thiệp kiểm soát vi đạm niệu và rối loạn mỡ máu ở người tăng huyết áp tại tỉnh Vĩnh Long

Leave a Comment