NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG BỆNH NHA CHU Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN TÍNH

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG BỆNH NHA CHU Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN TÍNH

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG BỆNH NHA CHU Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN TÍNH
Nguyễn Hồng Lợi1, Nguyễn Hoàng Mỹ Hiền1
1 Trt Răng hàm mặt, Bệnh viện Trung ương Huế
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm: (1) Khảo sát đặc điểm lâm sàng của viêm nha chu mạn tính ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính. (2) Đánh giá kết quả điều trị không phẫu thuật viêm nha chu mạn tính trên nhóm nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp: Một nghiên cứu tiến cứu được tiến hành trên các bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tính. Kết quả: Ở nhóm bệnh, tỷ lệ chảy máu nướu là 100,0%, thay đổi hình dáng nướu là 100,0%, thay đổi màu sắc nướu là 100,0%, ngứa nướu, ê buốt răng là 78,6%, răng lung lay là 76,2%, túi nha chu là 100,0%, tụt nướu là 38,1%, tăng tiết dịch là 92,9%. Có sự cải thiện rõ rệt các chỉ số GI, PlI, BOP, PD và CAL ở các thời điểm 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng sau điều trị. Kết luận: Có sự cải thiện rõ rệt chỉ số viêm nha chu ở các bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tính.

Viêm nha chu là bệnh gặp ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Ở Việt Nam trên 90% người trưởng thành và 50% trẻ em bị bệnh nha chu. Tỷ lệ và mức độ trầm trọng của bệnh nha chu ở nông thôn cao hơn thành thị. Tình trạng viêm nha chu có thể là một yếu tố tiềm ẩn liên kết sức khỏe răng miệng và bệnh tim mạch. Kết quả của Thới Ngọc  Xuân  Dung  (2020)  cho  thấy  có  mối  liên quan có ý nghĩa thống kê giữa viêm nha chu và nhồi máu cơ tim (p < 0,05). Người bị viêm nha chu có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao gấp 3,14 lần (95% CI = 0,91 –10,75) so với người không bị viêm nha chu [1]. Trên thế giới, những năm gần đây đã có công bố cho thấy hiệu quả của việc  điều  trị  nha  chu  viêm  ở  bệnh  nhân  bệnh mạch vành như làm giảm đáng kể chảymáu khi thăm dò và độ sâu thăm dò ở bệnh nhân bệnh động mạch vành. Điều này có thể dẫn đến giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở bệnh nhân được điều trị nha chu. Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Thụy Vũ (2011) cho thấy có sự tương quan thuận giữa độ hẹp mạch vành với các chỉ số và mức độ viêm nha  chu [2], tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá mối liên hệgiữa kết quả điều trị viêm nha chu với bệnh lý toàn thân như bệnh mạch vành mạn tính. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm các mục tiêu: (1) Khảo sát đặc điểm lâm sàng của viêm nha chu mạn tính ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính. (2) Đánh giá kết quả điều trị không phẫu thuật viêm nha chu mạn tính trên nhóm nghiên cứu.

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG BỆNH NHA CHU Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN TÍNH

Leave a Comment