• Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer

MedLib

Thư Viện Y - Nơi chia sẻ kho tài liệu nghiên cứu lớn nhất Việt Nam

  • Home
  • Nghiên cứu chuyên sâu
  • thông tin thuốc
  • Ngân hàng đề thi y khoa
You are here: Home / Bệnh lý / Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bệnh lý

Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Hình ảnh bệnh Ngộ độc thực phẩm

Tổng quan bệnh Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm, còn gọi là ngộ độc thức ăn hay trúng thực, là tình trạng gây ra do ăn, uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay những loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, chất phụ gia… Bệnh có thể gây nguy hại đến sức khỏe của con người và sẽ khỏe hơn sau vài ngày được điều trị.

Nguyên nhân bệnh Ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm là do thức ăn của con người bị nhiễm khuẩn, nhiễm chất hóa học và những yếu tố có hại khác.

Vi khuẩn: là nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm. Các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường là:

  • Campylobacter jejuni
  • Clostridium perfringens
  • Salmonella
  • Escherichia coli
  • Shigella
  • Listeria monocytogenes
  • Ngoại độc tố

  • Độc tố vi nấm:  Aflatoxin, Citrinin, Citreoviridin, axit cyclopiazonic, Cytochalasin…

Virus: các loại virus gây ngộ độc thực phẩm là:

  • Enterovirus
  • Hepatitis A
  • Hepatitis E
  • Norovirus
  • Rotavirus

Ký sinh trùng: ký sinh trùng gây ngộ độc thực phẩm do động vật truyền sang người như: Platyhelminthes, Nematoda, Protozoa.

Độc tố tự nhiên

Các tác nhân gây độc khác: xuất phát từ khâu sản xuất, bảo quản, chế biến thực phẩm. ngộ độc thực phẩm có thể do chất bảo quản, chất ép chín trái cây nhanh, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, phụ gia…

Triệu chứng bệnh Ngộ độc thực phẩm

Sau khi ăn thức ăn nhiễm độc, các triệu chứng ngộ độc thực phẩm sẽ biểu hiện như sau:

  • Đau bụng quằn quại.

  • Buồn nôn, nôn mửa

  • Tiêu chảy

  • Sốt

  • Đau đầu

Nếu bệnh nặng hơn sẽ có các triệu chứng sau:

  • Tiêu chảy ra máu

  • Dấu mất nước: môi khô, mắt trũng, khát nước, mạch nhanh, thở nhanh.

  • Trụy tim mạch

  • Sốc nhiễm khuẩn.

Đối tượng nguy cơ bệnh Ngộ độc thực phẩm

Những đối tượng nguy cơ dễ bị ngộ độc thực phẩm là:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tuổi: do chưa có hệ miễn dịch hoàn thiện nên dễ mắc phải ngộ độc thực phẩm.

  • Người già: sự lão hóa của tuổi già làm cho hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi, không thể chống lại vi khuẩn gây hại.

  • Phụ nữ mang thai: hệ tuần hoàn và chuyển hóa bị thay đổi khiến dễ bị ngộ độc thực phẩm.

  • Những người có hệ miễn dịch yếu cũng có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm

  • Những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, gan. AIDS.

Phòng ngừa bệnh Ngộ độc thực phẩm

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm bao gồm nhiều quá trình như chọn thực phẩm an toàn, bảo quản thực phẩm chưa chế biến và đã chế biến, giữ vệ sinh trong lúc chế biến thức ăn, ăn uống hợp vệ sinh với nguyên tắc ăn chín uống sôi.

  • Lựa chọn thực phẩm an toàn:

Cần lựa mua những thực phẩm tươi sống, không bị ôi thiu, không bị kém chất lượng, không hết hạn sử dụng, không có xuất xứ rõ ràng.

Không dùng những thức ăn có chất độc như cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm lạ… và những thực phẩm nhiễm chất độc hóa học.

  • Bảo quản kỹ lưỡng thực phẩm:

Bảo quản những thức ăn chưa chế biến và đã chế biến trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp.

Không nên để thức ăn ở ngoài quá hai giờ đồng hồ đặc biệt vào mùa hè, thời tiết nắng nóng không nên để ngoài quá một giờ đồng hồ.

  • Chế biến thức ăn đúng cách và an toàn:

Làm chín thức ăn đúng cách, ở nhiệt độ phù hợp. Nấu chín thức ăn, đun sôi nước trước khi sử dụng. Rửa các loại trái cây tưới trực tiếp dưới vòi nước đang chảy.

Rửa tay trước khi tiếp xúc với thực phẩm, trong quá trình chế biến và sau khi chế biến món ăn để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống.

Dụng cụ chế biến thức ăn cũng phải sạch sẽ, rửa lại bằng xà phòng và nên rửa với nước ấm.

  • Ăn uống hợp vệ sinh:

Ăn uống ở những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh những quán ăn bụi bẩn, ẩm thấp…

Thực hiện ăn chín uống sôi.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ngộ độc thực phẩm

Chẩn đoán dựa vào hỏi bệnh sử, thăm khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm tìm nguyên nhân ngộ độc thực phẩm:

  • Hoàn cảnh xảy ra liên quan đến ăn uống, sau năm mười phút hoặc vài giờ đồng hồ. Nếu bữa ăn có nhiều người cùng ăn thì hai người nếu cùng bị các triệu chứng như nhau sẽ góp phần khẳng định chẩn đoán ngộ độc thực phẩm.

  • Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm như: đau bụng, nôn nhiều, tiêu chảy, mệt mỏi đau đầu…

  • Khám trên lâm sàng có thể thấy sốt cao, dấu mất nước, trụy tim mạch, sốc nhiễm khuẩn…

  • Xét nghiệm máu, cấy phân, kiểm tra ký sinh trùng để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Các biện pháp điều trị bệnh Ngộ độc thực phẩm

Phần lớn bệnh nhân khi bị ngộ độc thực phẩm có thể tự khỏi mà không phải điều trị sau vài ngày, nhưng một số ca bệnh lại bị ngộ độc thực phẩm kéo dài hơn.

  • Để điều trị ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân cần được bù nước đã mất, bù điện giải  như natri, kali, canxi, duy trì cân bằng lượng nước cơ thể đã thất thoát do tiêu chảy.

  • Những trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh, nhất là đối với phụ nữ mang thai để ngăn ngừa việc bào thai bị nhiễm trùng.

  • Đối với xử lý tại nhà:

Bệnh nhân cần tự gây nôn để nôn hết thức ăn bị nhiễm khuẩn đã được đưa vào cơ thể.

Sau đó, bệnh nhân nên uống Oresol để bù điện giải.

Đối với bệnh co giật, ngưng thở, ngưng tim, nên được sơ cứu hô hấp nhân tạo rồi chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.

 

Xem thêm:

  • Nhận diện dấu hiệu và cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm
  • Dấu hiệu đau bụng do ngộ độc thực phẩm
  • 10 điều nên làm để tránh ngộ độc
Chủ đề:

 

Nguồn: vinmec.com/vi/

April 25, 2021 by admin Leave a Comment

Reader Interactions

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Primary Sidebar

Recent Posts

  • TÌNH TRẠNG NHA CHU VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ 5, 12 TUỔI DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2015
  • KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VỀ VIỆC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH
  • BIẾN CHỨNG MỞ MỐNG MẮT CHU BIÊN BẰNG ND: YAG LASER DỰ PHÒNG GLÔCÔM GÓC ĐÓNG NGUYÊN PHÁT
  • TỈ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT LÚC ĐÓI Ở NGƯỜI ĂN CHAY TRƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
  • MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ VÚ Ở NAM GIỚI
  • VỊ TRÍ XƯƠNG MÓNG VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI XƯƠNG LÂN CẬN TRÊN PHIM CEPHALOMETRICS CỦA NGƯỜI KHỚP CẮN VÀ XƯƠNG LOẠI I
  • NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM WFNS TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT CỤC KHÔNG THUẬN LỢI Ở BỆNH NHÂN CHẢY MÁU DƯỚI NHỆN DO VỠ PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO
  • GIAI ĐOẠN HAM MUỐN CỦA CHU TRÌNH ĐÁP ỨNG TÌNH DỤC Ở NGƯỜI BỆNH HƯNG CẢM

Recent Comments

  • thủy on Sổ Tay Lâm Sàng Thần Kinh PDF
  • admin on Nghiên cứu một số chỉ số hồng cầu và tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối/
  • Nam on Câu hỏi trắc nghiệm y học (8)
  • Nguyễn thị Ngọc đoan on Nghiên cứu một số chỉ số hồng cầu và tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối/

Footer

Danh sách liên kết

Vinhomes Elites trung tâm môi giới bất động sản hàng đầu Việt Nam - Vinhomes the empire - Bảng giá liền kề Vinhomes The Empire - Biệt thự đảo Vinhomes The Empire - Biệt thự song lập Vinhomes The Empire - Biệt thự Vinhomes The Empire - Shophouse vinhomes the empire hưng yên
  • Home
  • Nghiên cứu chuyên sâu
  • Nghiên cứu cấp cơ sở
  • Bệnh lý
  • thông tin thuốc
  • Phác Đồ
  • Xét nghiệm