Nhận xét các trường hợp phẫu thuật cắt tử cung trong và sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Nhận xét các trường hợp phẫu thuật cắt tử cung trong và sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương [Luận văn chuyên khoa 2]

Title:  Nhận xét các trường hợp phẫu thuật cắt tử cung trong và sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Authors:  Ngô, Minh Thắng
Advisor:  Lê, Hoàng
Keywords:  Chảy máu sau đẻ;Cắt tử cung trong và sau sinh;băng huyết sau sinh
Issue Date:  2022
Abstract:  Mục tiêu:
1. Mô tả các chỉ định cắt tử cung trong và sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ năm 2017 đến năm 2021
2. Nhận xét kết quả và biến chứng sau phẫu thuật của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu từ hồ sơ bệnh án, được tiến hành tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2021, với đối tượng là Các thai phụ được chỉ định mổ cắt tử cung trong và sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ năm 2017 đến năm 2021.
Kết quả: Có 695/111071 ca sinh phải phẫu thuật cắt tử cung trong và sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 5 năm. Tỷ lệ chung của phẫu thuật cắt tử cung trong và sau sinh là 6,3 ca cho mỗi 1000 ca sinh tính từ năm 2017 đến năm 2021. Trong số này có chín ca là sinh thường, một ca sinh bằng thủ thuật Forceps, 1 ca cắt tử cung cả khối và 684 ca sinh mổ.
Chỉ định cắt tử cung trong và sau sinh chủ yếu do các nguyên nhân chảy máu với 649 ca (93,4%) mà đứng đầu là do rau cài răng lược với 596 ca (85,76%), tiếp đến là rau tiền đạo có 25 ca (3,6%), còn các nguyên nhân khác có 46 ca (6,6%) mà chiếm tỉ lệ nhiều nhất là u xơ tử cung có 33 ca (4,75%). Không có ca nào phải cắt tử cung do nguyên nhân nhiễm khuẩn trong và sau sinh. Có 12 trường hợp sinh con so phải cắt tử cung (1,73%) đều do chảy máu, 90 trường hợp chưa có tiền sử sinh mổ lần nào (12,95%).
Có 90 ca đã áp dụng phương pháp bảo tồn trước khi cắt tử cung, mà nhiều nhất là kỹ thuật thắt động mạch tử cung, động mạch hạ vị có 57 ca (63,3%). Kỹ thuật cắt tử cung được áp dụng chủ yếu là cắt tử cung bán phần (654 ca, chiếm 94,1%) và để lại hai phần phụ (688 ca, chiếm 99%).
Tai biến gặp ở 108 ca, với tai biến nhiều nhất ghi nhận được là tổn thương bàng quang – niệu quản (64 ca, chiếm 59,3%) và chảy máu sau mổ cắt tử cung (30 ca, chiếm 27,8%). Xử trí tai biến chủ yếu là tại chỗ, với tai biến chảy máu phải mổ lại 24 ca, còn với tai biến tổn thương hệ tiết niệu được xử trí ngay trong ca mổ nên gần như không phải mổ lại.
Kết luận:
– Tiền sử sinh con nhiều lần và đặc biệt là tiền sử sinh mổ là yếu tố nguy cơ phải cắt TC trong và sau sinh ở lần mang thai tiếp theo.
– Nhóm nguyên nhân phải chỉ định cắt TC trong và sau sinh hay gặp nhất là băng huyết trong và sau sinh. Trong thời gian nghiên cứu, không ghi nhận trường hợp nào phải cắt tử cung do nguyên nhân nhiễm khuẩn.
– Trong nhóm nguyên nhân chảy máu, RTĐ và RCRL là các chỉ định phổ biến nhất của cắt TC trong và sau sinh, đây cũng là nguy cơ chính của cắt TC sau sinh.
– Chỉ định cắt TC chủ động trong và sau sinh đều ở các sản phụ sinh mổ, chỉ định cắt TC cấp cứu ngoài các ca sinh mổ còn gặp ở các trường hợp sinh đường âm đạo (sinh thường và sinh thủ thuật).Tiền sử sinh con nhiều lần và đặc biệt là tiền sử sinh mổ là yếu tố nguy cơ phải cắt TC trong và sau sinh ở lần mang thai tiếp theo.
– Nhóm nguyên nhân phải chỉ định cắt TC trong và sau sinh hay gặp nhất là băng huyết trong và sau sinh. Trong thời gian nghiên cứu, không ghi nhận trường hợp nào phải cắt tử cung do nguyên nhân nhiễm khuẩn.
– Trong nhóm nguyên nhân chảy máu, RTĐ và RCRL là các chỉ định phổ biến nhất của cắt TC trong và sau sinh, đây cũng là nguy cơ chính của cắt TC sau sinh.
– Chỉ định cắt TC chủ động trong và sau sinh đều ở các sản phụ sinh mổ, chỉ định cắt TC cấp cứu ngoài các ca sinh mổ còn gặp ở các trường hợp sinh đường âm đạo (sinh thường và sinh thủ thuật).
URI: 
Appears in Collections: Luận văn chuyên khoa 2

Chuyên mục: Luận văn chuyên khoa 2

Nguồn: https://dulieuso.hmu.edu.vn

Leave a Comment