Nhận xét kết quả của xét nghiệm genexpert mtb/rif đờm trong chẩn đoán lao phổi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nhận xét kết quả của xét nghiệm genexpert mtb/rif đờm trong chẩn đoán lao phổi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Lê Hoàn, Lê Minh Hằng, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Trần Khánh Chi, Trần Minh Châu, Đinh Thị Thanh Hồng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
GeneXpert là một trong những kỹ thuật sinh học phân tử hàng đầu được Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) khuyến cáo sử dụng trong chẩn đoán bệnh lao hiện nay. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm đánh giá vai trò của xét nghiệm GeneXpert đờm trong chẩn đoán lao phổi, đặc biệt ở những đối tượng xét nghiệm AFB trong đờm âm tính. Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 1069 trường hợp có triệu chứng hoặc hình ảnh X quang lồng ngực nghi ngờ lao phổi. Nam giới và nữ giới chiếm tỷ lệ tương đương trong nghiên cứu. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp bao gồm: ho (81,7%), đau ngực (21,5%), khó thở (20,5%), mệt mỏi (11,9%), sốt (11%). Hình ảnh X-quang lồng ngực nghi ngờ nhiễm lao chiếm 88,6%. Xét nghiệm tìm AFB trực tiếp trong đờm dương tính chiếm 3% tổng số bệnh nhân. Xét nghiệm GeneXpert MTB/RIF đờm dương tính chiếm 7,6% tổng số bệnh nhân nghiên cứu và chiếm 4,8% nhóm có xét nghiệm AFB đờm âm tính.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dù đã có những thành công trong kiểm soát lao, bệnh lao vẫn đang tiếp tục là một trong các vấn đề sức khỏe chính trên toàn cầu.1 Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 12 trong 22 nước có tình hình dịch tễ lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới.2 Phát hiện và điều trị lao phổi AFB (+) luôn là chiến lược hàng đầu của Chương trình chống lao (CTCL) vì đây là những ca bệnh lao xác định, đồng thời là nguồn lây chính, phản ánh gánh nặng bệnh lao cũng như khả năng kiểm soát lao của CTCL quốc gia. Bên cạnh đó, việc phát hiện và điều trị lao phổi.