Nhận xét triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và thái độ xử trí bệnh tiền sản giật tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2013

Nhận xét triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và thái độ xử trí bệnh tiền sản giật tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2013

Nhận xét triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và thái độ xử trí bệnh tiền sản giật tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2013.Tiền sản giật là một bệnh lý phức tạp thường xảy ra trong ba tháng cuối của thời kỳ thai nghén và có thể gây nên những tác hại nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của thai phụ và thai nhi. Nguyên nhân của bệnh cho đến nay vẫn chưa được biết rõ ràng.
Theo các kết quả nghiên cứu được cống bố gần đây trong nước cũng như trên thế giới và theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2003, tiền sản giật được xác định là có tăng huyết áp và protein niệu hoặc đi kèm phù và có thể kèm theo một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác.

Tiền sản giật xảy ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới , ở cả những nước phát triển và đang phát triển. ở Mỹ theo Sibai năm 1995 tỷ lệ mắc bệnh là 5% – 6%. Tại Pháp theo kết quả nghiên cứu của Uzan năm 1995 tỷ lệ mắc bệnh là 5%. Ở Việt Nam theo nghiên cứu của Phan Trường Duyệt tỷ lệ mắc TSG khi có thai là 4% -5%. Tiền sản giật gây ra nhiều biến chứng cho thai phụ và thai nhi. Những biến chứng nguy hiểm mà tiền sản giật gây ra cho thai phụ là chảy máu, rau bong non, suy gan, suy thận, sản giật, phù phổi cấp. Cho đến nay bệnh này vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho mẹ. Tiền sản giật cũng gây ra rất nhiều biến chứng cho con: thai chết lưu, đẻ non, đẻ nhẹ cân suy dinh dưỡng, trẻ em chậm phát triển về thể chất lẫn tinh thần.
Trước những nguy cơ của bệnh tiền sản giật , việc tìm ra những đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng để giúp chẩn đoán sớm, xử trí kịp thời tránh những biến chứng nặng nề, xử trí kịp thời tránh những biến chứng nặng nề cho cả mẹ và thai là điều rất cần thiết. Xuất phát từ những lý do đó chúng tôi tiến hành đề tài : “Nhận xét triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và thái độ xử trí bệnh tiền sản giật tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2013”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1.    Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của các thai phụ tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2013.
2.    Nhận xét thái độ xử trí các thai phụ tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 2013.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Miller W.F, Callander R (1994), Tăng huyết áp thời kỳ mang thai, sản khoa hình minh họa, NXB Y học, tr 170-175
2.    Vesna D Gavoric (2000): Hypertension in Pregnancy: Diagnosis and Treatment, Mayo Clinic Proceedings, pg 1071-1076.
3.    Coetzee EJ, DommisseJ, Anthony J. (1998): A randomized controlled trial of intravenous magnesium sulphate versus placebo in the management of  woman with severe pre-eclampsia. British. J.Obstet Gynaecol, pg 300-303
4.    Kristine Y.Lain; James M Roberts (2002): Contemporary concepts of  the pathogenesis and management of  preeclampsia. Jama. pg 3183-3186.
5.    Michael F Greene (2003): Magnesium sulfate for preeclampsia. Boston, The New England Journal of Medicine, pg 1-3.
6.    Trần Hán Chúc (2002): Nhiễm độc thai nghén. Bài giảng sản phụ khoa 1, NXB Y học, tr 168-198
7.    Dương Thị Cương (1999): Nhiễm độc thai nghén. Cấp cứu sản phụ khoa 1, NXB Y học, tr 82-90
8.    Phan Trường Duyệt (1998): Nhiễm độc thai nghén muộn. Lâm sàng sản phụ khoa, NXB Y học, tr 164-191
9.    Hoàng Trí Long & Nguyện Huỳnh Hạnh (1997): Sơ bộ nhận xét ảnh hưởng của nhiễm độc thai nghén đối với thai nhi qua 117 trường hợp trong 2 năm (1/92-1/94). Nội san Phụ sản khoa số đặc biệt tháng 6/1997, tr 36-39
10.    Nguyễn Mạnh Trí (1999): Góp phần nghiên cứu vấn đề đình chỉ thai nghén trong nhiễm độc thai nghén nặng. Tạp chí Y học thực hành, tr 29-31.
11.    Mooley J, Mphatsoe M, Gouws E (1999): Pregnancy outcome in primigravidae with late onset hypertensive disease. East. Afr. Med. J 1999 Sep; 76(9), pg 490-494.
12.    Ngô Văn Tài (2001): Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng trong NĐTN, Luận án tiến sỹ Y học – Trường ĐHYKHN.
13.    Hadd B., Sibai B.M (1999): Chronic hypertension in pregnancy. Am. Med. 1999 Aug; 31(4) pg 146-252.
14.    Ngô Văn Tài (2006): Tiền sản giật – sản giật. Nhà xuất bản Y học.
15.     Lê Đức Trình, Lương Tấn Thành, Phạm Khuê (1995): Chẩn đoán sinh học một số bệnh nội khoa. Nhà xuất bản Y học.
16.    Phan Trường Duyệt, Ngô Văn Tài(2000): Một số thay đổi hóa sinh trong NĐTN. Tạp chí thông tin Y dược tháng 5/2000, tr 36-40.
17.    Merviel P, Dumon A, Bonnardot J.P, Piere J.E (1997):La Pré- éclempsia severe; prise en charge, un traitement conservateur ét-il-justié?, J. Gynécol. Obstét. Biol. Repord., 26, pg 238-249.
18.    Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (1999): Hóa nghiệm trong lâm sàng. NXB Y học Hà Nội 1997, tr 710-720.
19.    Trần Hán Chúc (1999): Nhiễm độc thai nghén. Bài giảng sản phụ khoa, NXB Y học, tr 166-196
20.    Nguyễn Công Nghĩa (2001): Tình hình đình chỉ thai nghén trên các sản phụ nhiễm độc thai nghén tuổi thai trên 20 tuần tại viện bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinhtrong 3 năm 1998-2000, Luận án thạc sỹ Y học.
21.    Nguyễn Hùng Sơn (2002): Đánh giá điều trị nhiễm độc thai nghén tại việ bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh trong 2 năm 2000-2001, Luận án thạc sỹ Y học.
22.    Ngô Văn Tài (2001): Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng trong nhiễm độc thai nghén, Luận án tiến sỹ Y học.
23.    Trần Thị Khảm (2008): “ Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh và huyết học ở sản phụ tiền sản giật tại bệnh viện phụ sản trung ương từ 7/2006 đến 6/2008 ”. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II chuyên ngành sản phụ khoa. Trường Đại học Y Hà Nội.
24.    Ngô Văn Tài (2006): Mối liên quan giữa tăng axit uric huyết thanh với tình hình xử trí tiền sản giật tại bệnh viện phụ sản trung ương 7/2004-6/2006. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II chuyên ngành sản phụ khoa. Trường Đại học Y Hà Nội.
25.    Trần Thị Phúc (1998): Nhận xét tình hình NĐTN qua 249 trường hợp năm 1996 tại BVBMTSS. Hội thảo sức khỏe sinh sản Thanh Hóa, tr 56-61
26.    Bouaggad A, Laraki M, Bouderka M.A, Harti A (1995): Les facteurs du prognostic maternal dans l’ éclempsia grave. Rev. Fr. Gynécol. Obstét 4/1995: 90, 4, pg 205-207.
27.    Bunga G.A, Lumn S.B (1999): Hypertensive disorders of pregnancy at umtale general hospital: Perinatal and maternal outcome, East-Aer-Med.J. 1999 Apr; 76(4), pg 217-222
28.    Murphy D.J, Stirrat G.M (1998): The mortality and morbidity associated with very preterme pre-eclampsia, British. J. of Obstet. Gynaecol, Suppl 17, pg 121-129.

 

Leave a Comment