Phân tích các yếu tố tác động đến chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của Người Cao tuổi ở Việt Nam

Phân tích các yếu tố tác động đến chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của Người Cao tuổi ở Việt Nam

Luận văn thạc sĩ Phân tích các yếu tố tác động đến chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của Người Cao tuổi ở Việt Nam.Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số. Già hóa là một thành tựu của quá trình phát triển. Nâng cao tuổi thọ là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của loài người. Con người sống lâu hơn nhờ các điều kiện tốt hơn về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, tiến bộ y học, chăm sóc y tế, giáo dục và đời sống kinh tế.1 Do tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm cùng với tuổi thọ tăng, dân số cao tuổi Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và tỷ lệ so với tổng dân số. Theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP), dân số một nước sẽ bước vào thời kỳ già hóa khi tỷ lệ người cao tuổi (NCT) chiếm hơn 10% tổng dân số. Theo dự báo dân số của Tổng cục Thống kê (2010) thì tỷ lệ NCT so với tổng dân số ở Việt Nam sẽ đạt đến con số 10% vào năm 2017, hay dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017.


Người cao tuổi (NCT) phải được coi là nguồn lực quý giá cho xã hội, vì họ sẽ còn đóng góp nhiều cho đất nước bằng những kiến thức, kinh nghiệm của họ. Căn cứ trên quan niệm đó, Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi toàn thế giới lưu tâm tới những khó khăn đang ám ảnh người cao tuổi, đồng thời cũng đề nghị nhiều chương trình để bảo đảm sự an toàn về kinh tế, xã hội của khối người quan trọng và cần thiết này, cũng như tạo cơ hội cho họ đóng góp vào sự phát triển của mỗi quốc gia.
Giống như việc gia tăng dân số, dân số già hóa cũng gây ra nhiều thách thức cho tăng trưởng kinh tế cũng như hạ tầng cơ sở và các dịch vụ an sinh xã hội. Tỷ trọng dân số cao tuổi đang gia tăng sẽ là một trong những vấn đề nhân khẩu học quan trọng liên quan tới nhiều lĩnh vực như chăm sóc y tế, lao động, phúc lợi xã hội… đòi hỏi phải có những chính sách hỗ trợ xã hội phù hợp và đầu tư ngân sách nhiều hơn. Việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cần thích ứng với những thay đổi này trong tương lai. Vì lý do đó mà các vấn đề liên quan đến già hóa dân số được coi trọng trong Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội của Việt Nam trong thập 1 . Già hóa trong Thế kỷ 21: Thành tựu và Thách thức (UNFPA, 2012)2 kỷ tới cũng như dự thảo Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội giai đoạn 2011-2015. Vấn đề này cũng được đề cập đến trong nhiều chiến lược quốc gia khác nhau, ví dụ như: Chiến lược Dân số và Sức khỏe Sinh sản, các chiến lược và chính sách của một số lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, sức khỏe NCT đang là một vấn đề xã hội và y học của Việt Nam. Với sự phát triển của xã hội, tuổi thọ càng tăng thì càng nhiều NCT cần được quan tâm, chăm sóc và nâng cao sức khỏe để có một “tuổi vàng” hữu ích cho gia đình và xã hội.
Chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của NCT ở Việt Nam còn hạn chế. Nhiều cuộc điều tra cho thấy, có tới 95% các cụ cao tuổi có bệnh và có nhu cầu chữa bệnh, nhưng nhu cầu này chưa được đáp ứng. Hiện nay chỉ có nhóm người về hưu được khám chữa bệnh tốt hơn các nhóm khác, nhờ Nhà nước bỏ tiền để mua bảo hiểm y tế cho họ. Gần đây nhóm người già cô đơn không nơi nương tựa, NCT nghèo ở một số địa phương được cấp phát thẻ khám và chữa bệnh miễn phí hoặc thẻ bảo hiểm y tế. Nhìn chung số NCT được hưởng chế độ này còn rất ít và hiệu quả của việc khám, chữa bệnh cho NCT rất thấp.
Đứng trước thực tế rằng tỷ lệ NCT trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng ngày càng tăng nên nhu cầu về thông tin và phân tích già hóa dân số ngày càng lớn. Những thông tin và phân tích đó rất cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách trong việc xác định, xây dựng và đánh giá các mục tiêu và chương trình cũng như nâng cao nhận thực và sự hỗ trợ của toàn xã hội trong những thay đổi chính sách. Vì lẽ đó, đề tài nghiên cứu: “Phân tích các yếu tố tác động đến chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của Người Cao tuổi ở Việt Nam” nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên”

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU …………………………………………………………………………. 1
1.1 Lý do lựa chọn đề tài……………………………………………………………………….. 1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ……………………………………………………….. 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………………….. 2
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu………………………………………………………………………… 3
1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….. 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………………. 3
1.5 Kết cấu luận văn ………………………………………………………………………………… 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN……………………….. 6
2.1 Lý thuyết về hành vi tiêu dùng…………………………………………………………….. 6
2.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa …………………………………………. 6
2.1.2 Vấn đề lựa chọn tiêu dùng (Mas-collet và cộng sự, 1995) ………………….. 7
2.2 Lý thuyết chăm sóc sức khỏe và chi tiêu y tế ………………………………………… 7
2.2.1 Lý thuyết về chăm sóc sức khỏe……………………………………………………….. 7
2.2.2 Lý thuyết về chi tiêu cho y tế……………………………………………………………. 8
2.3 Hành vi ra quyết định chi tiêu của hộ gia đình……………………………………… 9
2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm về chi tiêu cho y tế ………………………………… 10
2.4.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài ……………………………………………………….. 10
2.4.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam…………………………………………………………. 12
2.5 Khung phân tích và mô hình của nghiên cứu ……………………………………… 13
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU……………………. 173.1 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong đề tài ……………………………………. 17
3.2 Các định nghĩa và lựa chọn biến………………………………………………………… 18
3.2.1 Hộ gia đình ………………………………………………………………………………….. 18
3.2.2 Đặc điểm nhân khẩu …………………………………………………………………….. 18
3.2.3 Điều kiện chăm sóc sức khỏe…………………………………………………………. 20
3.2.4 Đặc điểm kinh tế…………………………………………………………………………… 20
3.2.5 Sự hỗ trợ từ bên ngoài ………………………………………………………………….. 22
3.3 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu …………………………………………………… 24
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………… 24
3.3.2 Dữ liệu nghiên cứu……………………………………………………………………….. 25
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG Y TẾ DÀNH CHO NGƯỜI CAO
TUỔI VÀ CHI TIÊU CHO Y TẾ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI………………………. 30
4.1 Dân số Việt Nam đang già hóa ……………………………………………………………. 30
4.2 Chi tiêu cho y tế …………………………………………………………………………………. 34
4.3 Hệ thống cơ sở y tế Việt Nam………………………………………………………………. 39
4.4 Bảo hiểm y tế Việt Nam……………………………………………………………………… 40
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU CHO
Y TẾ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI ………………………………………………………………… 43
5.1 Mô hình hồi quy………………………………………………………………………………… 43
5.2. Chi tiêu cho y tế của NCT Việt Nam trong bộ dữ liệu khảo sát…………… 43
5.2.1 Đặc điểm của NCT ……………………………………………………………………….. 43
5.2.2 Chi tiêu cho y tế của NCT ……………………………………………………………… 47
5.3 Kiểm định mô hình……………………………………………………………………………. 51
5.4 Giải thích kết quả của mô hình hồi quy ……………………………………………… 53
5.4.1 Đặc điểm kinh tế…………………………………………………………………………… 54
5.4.2 Đặc điểm nhân khẩu …………………………………………………………………….. 55
5.4.3 Đặc điểm về điều kiện chăm sóc sức khỏe ………………………………………. 58
5.4.4 Đặc điểm sự hỗ trợ từ bên ngoài ……………………………………………………. 59
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ…………………………………………………… 61
6.1 Các kết quả chính của đề tài………………………………………………………………. 61
6.1.1 Đặc điểm kinh tế…………………………………………………………………………… 61
6.1.2 Đặc điểm nhân khẩu học ………………………………………………………………. 61
6.1.3 Đặc điểm cơ sở y tế KCB ……………………………………………………………….. 626.1.4 Đặc điểm sự hỗ trợ y tế từ bên ngoài………………………………………………. 63
6.2 Kiến nghị ………………………………………………………………………………………….. 63
6.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu mới …………………………………………………….. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Mô hình kinh tế lượng thực nghiệm………………………………………22
Bảng 3.2: Thông tin nguồn dữ liệu được trích lọc……………………………………27
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp các biến trong mô hình…………………………………….28
Bảng 4.1: Tuổi thọ dân số ở tuổi 60 của Việt Nam và một số nước khu vực……..…31
Bảng 5.1: Phân bố mẫu theo 6 vùng địa lý……………………………………………44
Bảng 5.2: Tỷ lệ (%) NCT có thu nhập phân theo giới tính……………………………45
Bảng 5.3: Học vấn của NCT phân theo số năm đi học……………………………….46
Bảng 5.4: Tỷ lệ (%) NCT đang sống có nhau phân theo nhóm tuổi…………………46
Bảng 5.5: Mức chi tiêu cho y tế bình quân của NCT, ĐVT: nghìn đồng/người….…..47
Bảng 5.6: Mức chi y tế bình quân theo số năm đi học của NCT………………………49
Bảng 5.7: Độ co dãn của chi tiêu y tế cho NCT theo thu nhập của hộ……………….49
Bảng 5.8: Số lượt KCB ở các cơ sở y tế của NCT……………………………………50
Bảng 5.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho y tế của NCT……………………..52DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Khung phân tích của đề tài……………………………………………….14
Hình 4.1: Tuổi trọ trung bình của Việt Nam so với một số nước trong khu vực……30
Hình 4.2: sự biến động trong cơ cấu dân số Việt Nam giai đoạn 2002 – 2012………32
Hình 4.3: Chỉ số giá hóa dân số của Việt Nam so với một số nước………………….33
Hình 4.4: Tỷ trọng chi tiêu cho y tế trong GDP của Việt Nam so với một số
nước trong giai đoạn 2002 – 2011…………………………………………………….35
Hình 4.5: Tỷ trọng chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khỏe ở khu vực Thành thị –
Nông thôn trong giai đoạn 2002 – 2010……………………………………………….36
Hình 4.6: Tỷ trọng chi tiêu cho y tế cả nước trong giai đoạn 2002 – 2010…………..37
Hình 4.7: Tỷ trọng chi tiêu cho y tế cả nước phân theo các nhóm dân tộc
và thu nhập năm 2010…………………………………………………………………38
Hình 4.8: Tỷ trọng chi tiêu cho y tế cả nước phân theo 5 nhóm thu nhập
giai đoạn 2002 -2010………………………………………………………………….38
Hình 4.9 : Hệ thống y tế công tại Việt Nam…………………………………………..4

Phân tích các yếu tố tác động đến chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của Người Cao tuổi ở Việt Nam

Leave a Comment