PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 THUỘC DANH MỤC BHYT CHI TRẢ TẠI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI NĂM 2014
PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 THUỘC DANH MỤC BHYT CHI TRẢ TẠI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI NĂM 2014.Đái tháo đường (Diabetes Melitus) là một căn bệnh mạn tính, gây thiếu hụt về sự bài tiết hoặc hoạt tính Insulin – một Hormon có vai trò trong việc vận chuyển glucose vào tế bào đích.Sự thiếu hụt đó khiến tế bào không sử dụng được glucose gây nên tình trạng “đói năng lượng”, trong khi nồng độ glucose huyết tăng cao.Điều này dẫn đến sự suy kiệt về sức khỏe và nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
Thực tế, trong cuộc sống hiện đại, bệnh ĐTĐ ngày càng phổ biến, chủ yếu là ĐTĐ typ 2. Cũng như nhiều bệnh mạn tính, ĐTĐ typ2 buộc bệnh nhân phải chung sống với nó suốt đời, hơn nữa phải đối mặt với nguy cơ gặp các biến chứng mạch máu nhỏ (đục thủy tinh thể, loét vô khuẩn dẫn tới cắt cụt chi, suy thận, …); biến chứng mạch máu lớn (rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, …). Điều này đặt một gánh nặng rất lớn về kinh tế – chất lượng cuộc sống lên bệnh nhân, gia đình và toàn xã hội, trong đó có cơ quan bảo hiểm.Với xu hướng bệnh ngày càng phổ biến, nhu cầu chi trả ngày càng tăng nhưng quỹ bảo hiểm chỉ có hạn, rất cần thiết phải có chính sách lựa chọn danh mục chi trả hợp lí, khách quan và khoa học, hướng nguồn tiền vào thuốc/dịch vụ y tế có ưu thế về chi phí – hiệu quả.
Từ những năm 80 của thế kỉ XX tại Mĩ, khoa học về Kinh tế dược đã ra đời, nhằm đưa ra những phương pháp phân tích chi phí – hiệu quả tối ưu, áp dụng trong việc lựa chọn thuốc trong điều trị nói chung và danh mục quỹ bảo hiểm chi trả nói riêng. Cho đến nay, rất nhiều quốc gia đã phát triển và ứng dụng môn khoa học này.Ngày 24/10/2013, tại hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế của WHO trong xây dựng danh mục thuốc bảo hiểm y tế” diễn ra tại Hà Nội, tiến sĩ Brian Goldman (Viện Karolinska, Thụy Điển) đã trình bày kinh nghiệm của các nước EU về “Lựa chọn thuốc dựa vào bằng chứng và phân tích chi phí- hiệu quả trong thanh toán thuốc BHYT”, qua đó mở ra những bước đi đầu
tiên về ứng dụng và phát triển Kinh tế dược tại Việt Nam. Đây là hướng đi tất yếu của nền Y tế nước nhà những năm tiếp theo.
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu này được thực hiện trên phạm vi các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 thuộc danh mục BHYT chi trả năm 2014 tại BV Tim Hà Nội, với hai mục tiêu:
1. Áp dụng phân tích chi phí – hiệu quả trên một số phác đồ thuốc được chỉ định phổ biến trong điều trị ĐTĐ typ 2 tại BV Tim Hà Nội năm 2014.
2. So sánh Kinh tế dược về chi phí – hiệu quả của các phác đồđược chỉ định phổ biến trong điều trị ĐTĐ typ 2 tại BV Tim Hà Nội năm 2014, cung cấp thêm bằng chứng để lựa chọn thuốc trong điều trị.
Mục lục
Mục Trang
Lời cảm ơn II
Mục lục III
Danh mục kí hiệu, chữ viết tắt V
Danh mục các bảng VII
Danh mục các hình vẽ, đồ thị IX
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN 3
1.1) Bệnh Đái tháo đường: 3
1.1.1 / Định nghĩa – Phân loại – Diễn biến bệnh 3
1.1.2 / Tiêu chuẩn chẩn đoán 6
1.1.3 / Dịch tễ bệnh ĐTĐ 7
1.1.4 / Điều trị ĐTĐ typ 2 8
1.2) Tổng hợp sơ bộ về các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 10
1.2.1 / Insulin 10
1.2.2 / Thuốc hạ đường huyết dạng uống 11
1.3) Phân tích Kinh tế dược và vai trò của nó trong 13
lựa chọn thuốc điều trị ĐTĐ
1.3.1/ Phân tích Kinh tế Dược: 13
1.3.2/ Vai trò của phân tích Kinh tế Dược 19
trong lựa chọn thuốc điều trị ĐTĐ
1.4) Danh mục thuốc điều trị ĐTĐ được BHYT chi trả 19
tại Việt Nam và BV Tim HN
1.4.1/ DM thuốc điều trị ĐTĐ được BHYT chi trả tại VN 19
1.4.2/ DM thuốc điều trị ĐTĐ được BHYT chi trả tại 21
BV Tim Hà Nội
CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1)Đối tượng nghiên cứu 24
2.2)Phương pháp nghiên cứu 24
2.2.1/ Đặc điểm nghiên cứu 24
2.2.2/ Lựa chọn phác đồ phân tích 25
2.2.3/ Tiêu chí đo lường chi phí – hiệu quả 25
2.2.4/ Thu thập dữ liệu 26
2.2.5/ Phân tích và xử lí dữ liệu 27
CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
3.1) Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 30
3.2) Kết quả phân tích chi phí và hiệu quả 31
3.2.1/ Chi phí và hiệu quả của phác đồ 1 31
3.2.2/ Chi phí và hiệu quả của phác đồ 2 34
3.3.3/ So sánh chi phí – hiệu quả giữa PĐ1 và PĐ2 36
3.3) Phân tích độ nhạy và phân tích phân nhóm 37
3.3.1/ Phân tích độ nhạy 37
3.3.2/ Phân tích phân nhóm 40
CHƯƠNG 4 – BÀN LUẬN 48
4.1/ Việc thực hiện mục tiêu của nghiên cứu 48
4.1.1/ Mục tiêu 1 48
4.1.2/ Mục tiêu 2 49
4.2/ Thuận lợi và hạn chế của nghiên cứu 49
4.2.1/ Thuận lợi của nghiên cứu 49
4.2.2/ Hạn chế của nghiên cứu 50
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO A
PHỤ LỤC C
Nguồn: https://luanvanyhoc.com