PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TRONG DỰ PHÒNG LOÉT ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở BỆNH NHÂN HỒI SỨC TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TRONG DỰ PHÒNG LOÉT ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở BỆNH NHÂN HỒI SỨC TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TRONG DỰ PHÒNG LOÉT ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở BỆNH NHÂN HỒI SỨC TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ
Nguyễn Thế Anh1, Tô Hoàng Dương1
1 Bệnh viện Hữu Nghị
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: mô tả đặc điểm bệnh nhân và tính phù hợp trong việc sử dụng PPIs để dự phòng loét đường tiêu hóa ở bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức. Đối tượng:  hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực từ 09/2021 đến 12/2021. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, mô tả. Kết quả: bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có tuổi trung bình cao, chủ yếu là nam giới, có nhiều bệnh lý mắc kèm. Các yếu tố nguy cơ tập trung vào: thở máy trên 48 giờ (94.8%), tình trạng nhiễm khuẩn 89.6%; có 75.7% bệnh nhân nằm hồi sức trên một tuần. Tỷ lệ chỉ định PPIs hợp lý khi bắt đầu là 57.1% và tăng lên 85.2% khi xem xét toàn bộ quá trình điều trị. Thêm vào đó, một số không hợp lý trong sử dụng PPIs bao gồm: quá liều dùng (11.4%); đường dùng, chế phẩm phù hợp (41.7%), trong đó đặc biệt là chế phẩm thích hợp cho các bệnh nhân uống qua sonde dạ dày. Kết luận: Cần nâng cao việc đánh giá và sử dụng hợp lý PPIs trong việc dự phòng loét đường tiêu hóa cho bệnh nhân hồi sức.

Loét  đường  tiêu  hóa  trên  do  stress  là  tình trạng phổ biến trên bệnh nhân nặng điều trị tại  khoa hồi sức. Tình trạng này có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa và liên quan tới tỉ lệ tử vong cao [6]. Dự phòng loét tiêu hóa do stress đã được chỉ ra giảm đáng kể tỷ lệ xuất huyết đường tiêu hóa trên (RR =0,47, 95% CI =0,39-0,57), nhưng có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi thứ phát mặc dù kết quả các nghiên cứu về nguy cơ này vẫn còn nhiều khác biệt (RR = 1,15, 95% CI: 0,90-1,48)[6]. Từ  đó  đặt  ra  vấn  đề  cầnphân  tầng bệnh nhân để chỉ định dự phòng loét do stress một cách hợp lý.Từ những năm 1999, Hiệp hội Dược sĩ Hoa Kỳ (American  Society  of  Health  System  Pharmacists -ASHP) đã đưa ra  hướng dẫn dự phòng loét do stress  và được áp dụng rộng rãi trong lâm sàng. Các hướng dẫn hiện nay đều khuyến cáo ưu tiên thuốc ức chế bơm proton (PPI) hơn thuốc kháng histamin H2, vì bằng chứng từ các nghiên cứu tổng quan và thử nghiệm lâm sàng cho thấy PPI làm giảm nguy cơ xuất huyết hơn so với thuốc kháng histamin H2, đặc biệt ở đối tượng bệnh nhân nặng [3], [6].Khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Hữu Nghị, hằng năm điều trị cho khoảng 500 –600 bệnh nhân  nặng,  nguy  cơ  loét  đường  tiêu  hóa  do stress do đó cũng là một vấn đề rất cần được quan tâm. Hơn nữa, do đặc thù bệnh nhân caotuổi, nguy cơ suy giảm chức năng gan, thận và tiền sử viêm loét đường tiêu hóa cũng là một thực trạng cần quan tâm trong việc sử dụng PPIs trong  dự  phòng  loét  đường  tiêu  hóa.  Chính  vì vậy,  nhóm  nghiên  cứu  chúng  tôi  tiến  hành: “Phân tích tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton  trong  dự  phòng  loét  đường  tiêu  hóa  ở bệnh nhân hồi sức tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Hữu nghị” nhằm hai mục tiêu:1.Mô  tả  đặc  điểm  và  yếu  tố  nguy  cơ  loét đường tiêu hóa ở bệnh nhân hồi sức2.Phân tích đặc điểm và tính hợp lý trong sử dụng PPIs dự phòng loét đường tiêu hóa

https://thuvieny.com/phan-tich-tinh-hinh-su-dung-thuoc-uc-che-bom-proton-trong-du-phong-loet-duong-tieu-hoa/

Leave a Comment