Phát hiện đột biến mất đoạn exon 12 và 48 của gen dystrophin ở một số bệnh nhân loạn dưỡng cơ Duchenne bằng kỹ thuật Multiplex pcr

Phát hiện đột biến mất đoạn exon 12 và 48 của gen dystrophin ở một số bệnh nhân loạn dưỡng cơ Duchenne bằng kỹ thuật Multiplex pcr

Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (Duchenne Muscular dystrophy (DMD)) là bệnh di truyền lặn liên kết  nhiễm sắc thể X. Đây là bệnh di truyền có tần suất cao nhất trong các bệnh cơ di truyền gặp ở trẻ em (1/3500 trẻ trai). Nguyên nhân của bệnh là do đột biến gen dystrophin dẫn tới không tổng hợp được dystrophin một protein tham gia vào cấu tạo màng tế bào cơ, gây huỷ hoại tế bào cơ và biểu hiện thành triệu chứng lâm sàng của trẻ [1].
Bệnh DMD thường khởi phát từ 3 đến 5 tuổi với biểu hiện đi lại hay vấp ngã, yếu cơ, teo cơ, tiến triển nặng dần dẫn tới mất khả năng đi lại vào khoảng 12 → 15 tuổi  và chết ở lứa tuổi 18→ 25 vì tổn thương cơ tim và suy hô hấp [1].
Gen dystrophin nằm trên nhánh ngắn nhiễm sắc thể giới X (vị trí Xp2.1), chiều dài 3000 kb và là gen lớn nhất của người với 79 exon tổng hợp nên protein tương ứng là dystrophin có mặt ở màng tế bào cơ. Tổn thương gen dystrophin thường gặp nhất là mất đoạn gen chiếm tỷ lệ 65% trong tổng số các loại đột biến. Đột biến mất đoạn gen dystrophin thường tập trung ở 2
vùng hay xẩy ra mất đoạn của gen còn gọi là “ hot spots”: Vùng thứ nhất từ exon 2 – 20, vùng thứ hai từ exon 43 – 60. Các đột biến khác hiếm gặp hơn như nhân đoạn, đột biến diểm, thêm đoạn, chuyển đoạn [1, 2]. Ở các nước đã nghiên cứu về bệnh DMD thường khảo sát 18 exon trong vùng hay xẩy ra mất đoạn gen   ở những bệnh nhân DMD, để tìm ra exon nào thường xảy ra mất đoạn cho chủng tộc của mình, hơn nữa nghiên cứu tiến hành trên những bệnh nhân DMD sẽ là cơ sở để phục vụ chẩn đoán trước sinh cho các đối tượng có nguy cơ liên quan đến bệnh nhân DMD như mẹ bệnh nhân, chị em gái của bệnh nhân khi xây dựng gia đình hoặc muốn sinh con tiếp theo [2, 5]. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung vào 2 exon của gen dystrophin thuộc 2 vùng hay xảy ra mất đoạn của gen dystrophin. Mục tiêu của nghiên cứu này gồm:
1.    Áp dụng kỹ thuật Multiplex PCR  với  2 cặp mồi của exon 12 và 48 trên nhóm chứng và nhóm bệnh DMD.
Phát hiện đột biến mất đoạn exon 12 và 48 ở một số bệnh nhân DMD
DMD là bệnh di truyền lặn liên kết nhiễm sắc thể X, do đột biến gen dystrophin gây nên: đột biến mất đoạn là phổ biến nhất, nó thường tập trung ở một số exon. Mục tiêu: Sàng lọc mất đoạn exon 12 và 48 của gen dystrophin ở những bệnh nhân DMD bằng phương pháp PCR. Đối tượng và phương pháp: Sử dụng phương pháp PCR với 2 cặp mồi cho exon 12 và 48 áp dụng cho 10 người nam bình thường và 40 bệnh nhân nam DMD. Kết quả: Nhóm chứng: 10 người nam bình thường có mặt cả 2 exon 12 và 48. Nhóm bệnh: Tỷ lệ phát hiện mất đoạn exon 12 và 48 là 17/40 (42,5%), tỷ lệ phát hiện mất đoạn exon 48, 12 và cả 2 exon theo thứ tự là: 15/40 (37,5%); 4/40(10%); 2/40(5%). Kết luận: PCR là phương pháp tin cậy cho kết quả nhanh nên được áp dụng để phát hiện mất đoạn gen ở những bệnh nhân DMD để tư vấn di truyền nhằm mục đích phòng bệnh và đặt cơ sở cho chẩn đoán trước sinh.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment