Phòng bệnh do thiếu hoạt động thân thể và lối sống tĩnh tại

Phòng bệnh do thiếu hoạt động thân thể và lối sống tĩnh tại

Những người nam và nữ bị viêm khớp xương triệu chứng mạn tính ở một hoặc hai bên đầu gối nhận được lợi ích từ một chương trình đi bộ có giám sát

Các luyện tập đều đặn vừa phải đến mạnh mẽ đã chứng tỏ hạ thấp nguy cơ nhồi mầu cơ tim, tăng huyết áp, đái tháo đường typ II và chứng loãng xương. Nói chung, các lợi ích của luyện tập có vẻ là phụ thuộc vào số lượng, với sự khác biệt lớn về lợi ích giữa mức không và nhẹ tới vừa phải về luyện tập và sự khác biệt nhỏ hơn giữa luyện tập vừa phải và mạnh mẽ. Trong hai nghiên cứu gần đây, người ta thấy nguy cơ tương đối của đột quỵ não kém hơn 1 phần 6 ở những người luyện tập mạnh so với những người không luyện tập, nguy cơ tương đối của đái tháo đường không phụ thuộc insulin là vào khoảng một nửa trong số những người đã luyện tập 5 lần hoặc hơn 5 lần hàng tuần so với những người chỉ luyện tập một lần mỗi tuân. Luyện tập đều đặn liên quan với nguy cơ dài hạn thấp hơn về các tai biến động mạch vành, kể cả nhồi máu cơ tim gây tử vong, với các nồng độ cao cholesterol ở mức phát triển nhanh ở cả nam giới và nữ giới và với nguy cơ giảm tăng huyết áp. Hoạt động thân thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết (tuy không phải ung thư trực tràng) ở nam giới và nữ giới và ung thư vú và cơ quan sinh sản ở phụ nữ. Cuối cùng các luyện tập nâng tạ đã tỏ ra làm tăng hàm lượng chất khoáng của xương và làm chậm sự phát triển loãng xương ở phụ nữ.

Luyện tập cũng có thể đem lợi ích đến những người có bệnh mạn tính, ví dụ, những người nam và nữ bị viêm khớp xương triệu chứng mạn tính ở một hoặc hai bên đầu gối nhận được lợi ích từ một chương trình đi bộ có giám sát. Các lợi ích bao gồm sự cải thiện trạng thái chức năng do bản thân người bệnh thông báo và giảm dùng thuốc giảm đau. Người ta cũng thấy luyện tập gây nên sự hạ thấp kéo dài cả huyết áp tâm thu và tâm trương ở bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ. Hơn nữa, nó có thể giúp các bệnh nhân duy trì cân nặng lý tưởng và nguy cơ nhồi máu cơ tim được dự tính là thấp hơn 35 – 55% cho những người giữ được cân nặng lý tưởng so với những người béo phì. Hoạt động thân thể đã tỏ ra có tác dụng làm giảm sự chán nản và lo âu, nâng cao sự thích nghi với stress và tăng cường tâm trạng tốt, lòng tự trọng và hoàn thành công việc.

Tuy nhiên, rèn Ịuyện thân thể cũng có thể gây ra sự khởi đầu của nhồi máu cơ tim, đặc biệt ở những bệnh nhân thường hay sống tĩnh tại. Nguy cơ nhồi máu cơ tim thấp hơn nhiều trong số những người báo cáo rèn luyện thân thể đều đặn (ít nhất 5 lần mỗi tuần), nặng (6 lần hay nhiều lần hơn luyện tập vừa phải). Các khả năng biến chứng khác của luyện tập bạo gồm cơn đau thắt ngực, loạn nhịp tim, chết đột ngột và hen. Đối với những người đái tháo đường phụ thuộc insulin khi tập, luyện mạnh phải được theo dõi chu đáo mức độ glucose máu để dự phòng hạ đường huyết,

Hiện nay chỉ có 8% số người lớn ở Hoa Kỳ luyện tập ở các mức độ được khuyên bảo. Các thầy thuốc phải khuyên các bệnh nhân về các lợi ích và các nguy cơ, của luyện tập, chỉ định một chương trình luyện tập thích hợp với mỗi bệnh nhân và cung cấp tư vấn để giúp dự phòng tổn thương và biến chứng. Trước khi chỉ định luyện tập, các thầy thuốc phải hoàn thành bệnh sử và thăm khám thực thể, các nghiên cứu xét nghiệm do các phát hiện hướng tới. Giá trị của điện tâm đồ thường lệ hoặc cả ghi điện tim khi luyện tập trong khung cảnh này vẫn còn đang tranh luận. Nói chung, những cá nhân khỏe mạnh có thể luyện tập không cần giám sát, nhưng các bệnh nhân bị bệnh tim do thiếu máu cục bộ hoặc bệnh tim mạch khác đòi hỏi các chương trình luyện tập theo cấp độ, được giám sát y học. Không nên chỉ định luyện tập cho các bệnh nhân suy tim xung huyết mất bù, loạn nhịp tâm thất phức hợp, còn đau thắt ngực không ổn định, hẹp van động mạch chủ ảnh hưởng tới huyết động, phình động mạch chủ hoặc đái tháo đường không điều chỉnh được.

Nhiều chuyên gia có uy tín khuyên nên tập luyện thể dục nhịp điệu trong 15 – 60 phút, ít nhất 3 đến 6 buổi mỗi tuần liên tục. 5 đến 10 phút để khởi động và thư giãn, các bài tập vươn mình và tăng dần cường độ luyện tập giúp dự phòng các biến chứng xương – cơ và tim mạch.

Như với sự thay đổi hành vi, việc bắt đầu và duy trì luyện tập đều đặn là không dễ dàng. Thầy thuốc phải kiên trì khuyến khích bệnh nhân tìm ra những cách thức để đưa luyện tập đều đặn vào nề nếp hàng ngày và phải củng cố các lợi ích của luyện tập.

Leave a Comment