RỐI LOẠN ĂN UỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN Y KHOA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

RỐI LOẠN ĂN UỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN Y KHOA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

RỐI LOẠN ĂN UỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN Y KHOA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Mỹ Dung*, Khương Quỳnh Long*, Thái Thanh Trúc*
TÓM TẮT :
Mục tiêu: Tỉ lệ rối loạn ăn uống trong những năm gần đây có sự gia tăng tại châu Á và khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá tỉ lệ mắc và các yếu tố nguy cơ về rối loạn ăn uống giữa các sinh viên y khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên đối tượng sinh viên y khoa chính quy Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TP. HCM). Chọn ngẫu nhiên 2 lớp mỗi khối từ năm 1 đến năm 6, mời tất cả sinh viên trong 12 lớp được chọn tham gia nghiên cứu. Trong 690 bộ câu hỏi phát ra thì có 679 bộ câu hỏi hợp lệ và được đưa vào phân tích. Thang đo thái độ ăn uống Eating Attitudes Test (EAT-26) và điều tra Bulimic Bulimic Investigatory Test, Edinburgh (BITE) được dùng để khảo sát rối loạn ăn uống, thang đo Depression Anxiety and Stress Scales-21 (DASS-21) được sử dụng để đánh giá các rối loạn về stress, trầm cảm và lo âu.

Kết quả: 30% sinh viên được xác định là có rối loạn ăn uống (EAT-26 20 hoặc BITE 10). Mô hình đa biến theo phương pháp BMA (Bayesian Model Averaging) cho thấy sự liên quan giữa rối loạn ăn uống với vấn đề lo lắng người khác nhìn thấy mỡ thừa và rối loạn lo âu (p <0,001).

Kết luận: Rối loạn ăn uống trong nghiên cứu là khá cao. Mối bận tâm về hình thể qua việc lo lắng mỡ thừa và rối loạn lo âu được xác định là có liên quan đến rối loạn ăn uống.

Rối loạn ăn uống liên quan đến lượng thực phẩm ăn vào không đủ hoặc quá mức gây hại đến sức khỏe thể chất và tinh thần của một cá nhân. Có ba dạng rối loạn ăn uống thường gặp là chứng chán ăn tâm thần, rối loạn ăn uống bulimic và ăn uống vô độ. Rối loạn ăn uống xuất hiện đầu tiên ở những nước phương Tây nhưng trong những năm gần đây tỉ lệ này có sự gia tăng tại châu Á và khu vực Đông Nam Á(1). Một số nghiên cứu đã đưa ra tỉ lệ rối loạn ăn uống khía cạnh chán ăn tâm thần ở sinh viên nữ dao động từ 4,0% tại Trung Quốc(2) đến 40,2% tại Bangladesh(3). Tỉ lệ rối loạn bulimic, ăn uống vô độ được báo cáo ở Brazil là 4,8% ở hai giới(4), riêng tại Hàn Quốc, một quốc gia nổi tiếng về thẩm mĩ và làm đẹp thì tỉ lệ này lên đến 28% ở nữ thiếu niên.

RỐI LOẠN ĂN UỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN Y KHOA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Leave a Comment