Sử dụng sóng cao tần trong điều trị giãn tĩnh mạch nông chi dưới

Sử dụng sóng cao tần trong điều trị giãn tĩnh mạch nông chi dưới

Sử dụng sóng cao tần trong điều trị giãn tĩnh mạch nông chi dưới
Nguyen Van Viet Thanh, Nguyen Hoai Nam
Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới là bệnh lý khá thường gặp, chiếm khoảng 40,5% người trên 50 tuổi, nữ giới nhiều gấp 4,25 lần so với nam giới. Tổn thương có thể gặp ở tĩnh mạch nông, tĩnh xuyên, tĩnh mạch sâu hoặc ở cả 3 hệ tĩnh mạch của chi dưới [0]. Riêng về bệnh lý tĩnh mạch nông, một cách tổng quát, ta có thể phân thành 3 nhóm sau: nhóm suy tĩnh mạch mạn tính, nhóm giãn tĩnh mạch, nhóm viêm tắc tĩnh mạch. Điều trị suy tĩnh mạch chi dưới nói chung và suy – giãn tĩnh mạch nông nói riêng được phân làm 2 mảng chính: nội khoa và ngoại khoa. Điều trị ngoại khoa chủ yếu vẫn là phẫu thuật. Từ các thập niên 80 – 90 của thế kỉ 20, các phương pháp can thiệp nội mạch trong điều trị suy – giãn tĩnh mạch nông chi dưới lần lượt được thực hiện và đã mở ra một bước tiến mới trong điều trị bệnh lý suy tĩnh mạch chi dưới .

Năm 1891, D’Arsonval lần đầu tiên mô tả liệu pháp ứng dụng sóng cao tần trong y học. Ban đầu, liệu pháp ứng dụng sóng cao tần chỉ được triển khai trong lãnh vựcthầnkinh vàokhoảng thập niên 90.Sau đó,phương pháp nàydần phát triển hơn cùng với sự phát triển của y học và khoa học kỹ thuật. Từ đó, người ta bắt đầu nghiên cứu, ứng dụng nó nhiều hơn trong y học.Năm 1999, liệu pháp dùng sóng cao tần trong y học (hay còn gọi là RFA) được chính thức giới thiệu lần đầu tiên trên thế giới tại một hội thảo ở New zealand.Bước đầu,nó chỉ được dùng như một liệu pháp phụ hỗ trợ cho phẫu thuật.Về sau,liệu pháp này đã được sử dụng rộng rãi hơn và từng bước trở thành một liệu pháp điều trị quan trọng như: cắt, đốt các tế bào ung thư, tiêu hủy hoặc hàn kín các mạch máu, dây thần kinh bị hư hại trong cơ thể…2Phương pháp can thiệp nội tĩnh mạch bằng nhiệt cao tần trong điều trị suy –giãn tĩnh mạch nông chi dưới được công bố vào năm 1998tại châu Âu. Nguyên lý của phương pháp này là tác dụng nhiệt trực tiếp lên thành tĩnh mạch để làm teo và xơ  hoá tĩnh  mạchgiãn. Đến năm 1999, FDA cấp phép công nhận RFA là một kỹ thuật điều trị trong bệnh lý suy tĩnh mạch và được sử dụng tại Hoa Kỳ.

Sử dụng sóng cao tần trong điều trị giãn tĩnh mạch nông chi dưới

Leave a Comment