SỰ TĂNG TRƯỞNG CHIỀU RỘNG CUNG RĂNG Ở CÁC GIAI ĐOẠN CỦA TRẺ EM MƯỜNG TỪ 12 ĐẾN 14 TUỔI

SỰ TĂNG TRƯỞNG CHIỀU RỘNG CUNG RĂNG Ở CÁC GIAI ĐOẠN CỦA TRẺ EM MƯỜNG TỪ 12 ĐẾN 14 TUỔI

SỰ TĂNG TRƯỞNG CHIỀU RỘNG CUNG RĂNG Ở CÁC GIAI ĐOẠN CỦA TRẺ EM MƯỜNG TỪ 12 ĐẾN 14 TUỔI
Vũ Văn Xiêm1, Nguyễn Van Ba2, Đặng Triệu Hùng3, Võ Trương Như Ngọc3, Trương Mạnh Dũng2
1 Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội
2 Học viện Quân Y 103
3 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi kích thước cung răng của trẻ em người Mường Việt Nam từ 12 đến 14 tuổi. Chất liệu và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 678 Mẫu thạch cao cung răng được lấy từ 226 đối tượng (107 nam; 119 nữ) là trẻ em Mường 12 tuổi trong 3 năm, mỗi năm 1 lần. Các đối tượng nàykhông có dị tật bẩm sinh, có đủ 28 răng vĩnh viễn, không bị mất kích thước răng, trẻ chưa điều trị chỉnh hình răng mặt hay phẫu thuật hàm mặt. Đo đạc kích thước cung răng trên mẫu hàm thạch cao và xác định sự thay đổi kích thước cung răng ở các giai đoạn khác nhau của các đối tượng nghiên cứu. Kết quả: Giai đoạn 12 đến 14 tuổi tất cả chiều rộng cung răng hàm trên của nam và của nữ đều tăng, sự thay đổi từ 0,23 mm đến 1,34 mm, sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Chiều rộng các cung răng sau trên của nam (R66T tăng 0,67 mm, R77T tăng 1,34 mm) tăng nhiều hơn chiều rộng các cung răng sau trên của nữ (R66T tăng 0,42 mm, R77T cũng tăng 0,42 mm). RTT của nam (tăng 0,42 mm) hàm trên tăng chậm hơn so với RTT của nữ (tăng 0,45 mm). Chiều rộng giữa trên của nam (tăng 0,34 mm) tăng mạnh hơn so với rộng giữa trên của nữ (tăng 0,23 mm). Ở giai đoạn này chiều rộng cung răng hàm dưới của nam và nữ đều tăng, sự thay đổi từ 0,01 mm đến 0,77 mm. sự thay đổi đều có ý nghĩa thống kê (p<0,05). RTD và RGD của nam (tăng 0,03 và 0,01 mm) tăng chậm hơn so với ở nữ (tăng 0,11 và 0,08 mm). Giống giai đoạn khác các chiều rộng cung răng sau dưới (RSD1, RSD2) của nam đều tăng nhanh hơn so với của nữ. Kết luận: Nghiên cứu đã xác định được xu hướng cũng như tốc độ tăng trưởng của cung răng của trẻ em người Mường giai đoạn 12 đến 14 tuổi.

Tăng trưởng cung răng có ý nghĩa quan trọng vì  nhờ  nó  chúng  ta  mới  có  kế  hoạch  điều  trị chỉnh hình phù hợp. Để xác định sự bất thường của bộ răng người bác sỹ chỉnh nha cần có đủ kiến  thức  để  phân  biệt  bất  thường  và  bình thường trước khi bắt đầuliệu pháp điều trị1Kích thước cung răng thay đổi một cách có hệ thống có những kích thước tăng, có những kích thước  giảm  nhưng  cũng  có  những  kích  thước tăng  hoặc  giảm  ở  từng  giai  đoạn  do  đó  nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khảo sát những thay đổi về kích thước của cung răng trong các giai đoạn tăng trưởng và phát triển khác nhau2Trong giai đoạn khởi đầu của bộ răng  vĩnh viễn những thay đổi xảy ra trong cung răng là kết quả của sự di chuyển răng và sự phát triển của xương nâng đỡ, bên cạnh yếu tố di truyền3Thời  kỳ  tăng  trưởng  và  phát  triển  bị  ảnh hưởng bởi các yếu tố như yếu tố dân tộc, yếu tố môi trường, dinh dưỡng, yếu tố toàn thân nhưng hầu hết các tác giả đều khảng định rằng cácđặc điểm cung răng có sự khác nhau giữa các dân tộc. Đặc điểm này được cân nhắc trong quá trình điều trị4. Một số nghiên cứu đã cố gắng xác định các đặc điểm của cung răng của riêng một nhóm dân tộc nhất định. Năm 2002 Ở Việt nam Lê Đức Lánh đã nghiên cứu quá trình tăng trưởng cung răng vĩnh trẻ em người Kinh7. Tuy nhiên đã cómột  số  nghiên  cứu  tăng  trưởng  của  trẻ  em nhưng  chưa  có  nghiên  cứu  nào  trên  người Mường. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá thay  đổi  kích  thướccung  răng  ở  bộ  răng  vĩnh viễn của trẻ em người Mường

SỰ TĂNG TRƯỞNG CHIỀU RỘNG CUNG RĂNG Ở CÁC GIAI ĐOẠN CỦA TRẺ EM MƯỜNG TỪ 12 ĐẾN 14 TUỔI

Leave a Comment