Tác động của đại dịch Covid-19 tới nhân viên y tế tại Hà Nội năm 2020

Tác động của đại dịch Covid-19 tới nhân viên y tế tại Hà Nội năm 2020

Tác động của đại dịch Covid-19 tới nhân viên y tế tại Hà Nội năm 2020
Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thanh Thảo, Phạm Thị Quân, Tạ Thị Kim Nhung, Nguyễn Thị Quỳnh, Nguyễn Huy Hoàng, Trần Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị Vinh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi điều tra online trên 2157 đối tượng nhằm đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 lên công việc và cuộc sống của cán bộ y tế tại Hà Nội bằng phương pháp phân tích nhân tố. Kết quả của nghiên cứu cho thấy đại dịch Covid 19 có ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống và công việc của nhân viên y tế trên địa bàn Hà Nội. Nhân viên y tế tuyến huyện/xã có nhiều áp lực trong công việc hơn tuyến trung ương (Coef: 0,104; 95%CI:0,059;0,148), điều dưỡng nhiều áp lực hơn bác sĩ (Coef: 0,5; 95%CI:0,009-0,095). Người có tuổi đời, tuổi nghề càng cao thì áp lực công việc càng lớn nhưng lại có thái độ làm việc tích cực hơn. Người làm việc tại nơi có nguy cơ tiếp xúc thì có thái độ bi quan hơn những người làm việc ở nơi gần như không phải tiếp xúc với dịch bệnh COVID-19.

Tính  đến  ngày  27/12/2020,  tình  hình COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp. Đại dịch đã lan sang 222 quốc gia và vùng lãnh thổ, báo cáo hơn 79 triệu trường hợp mắc và 1.751.311 trường hợp tử vong do vi rút SARS-CoV-2 gây nhiễm  trùng  đường  hô  hấp  cấp  COVID-19. Tại Việt Nam tính đến ngày 26 tháng 12 năm 2020, có 1440 trường hợp nhiễm COVID-19; 35 trường hợp tử vong.1COVID-19  có  tác  động  đáng  kể  đến  sức khỏe cộng đồng và đặt ra thách thức cho nhân viên y tế, đặc biệt là nhân viên y tế tuyến đầu tiếp  xúc  trực  tiếp  với  bệnh  nhân  COVID-19. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy đại dịch COVID-19 có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của nhân viên y tế do làm tăng tỷ lệ nhiễm COVID-19 và làm tăng tỷ lệ mất ngủ, mệt mỏi, lo âu hoặc trầm cảm cho nhân viên y tế.2,3,4,5 Về những thách thức trong công việc, Schwartz et al chỉ ra rằng ở Trung Quốc, nỗi sợ bị lây nhiễm và áp lực liên quan đến công việc là động lực chính khiến một số nhân viên y tế tìm việc khác.6Nhân viên y tế thừa nhận rằng họ cảm thấy bất an do thiếu phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE) và cảm thấy bất lực khi điều trị cho những bệnh nhân nặng có tiên lượng xấu.7,8Cho đến nay, các nghiên cứu tập trung vào tình hình dịch tễ học và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân mắc bệnh,9, 10 đặc điểm bộ gen của vi rút11 và những thách thức đối với quản lý y tế toàn cầu.12 Tuy nhiên, số nghiên cứu về tác động của COVID-19 đối với cuộc sống và công việc của nhân viên y tế tại Việt Nam còn hạn chế. Việt Nam ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại Hà Nội.13 Hà Nội là một trong những địa  bàn  có  số  ca  nhiễm  COVID-19  cao  nhất Việt  Nam.  Việc  tiến  hành  nghiên  cứu  nhằm phân tích tác động của COVID-19 tới công việc của nhân viên y tế tại Hà Nội là vô cùng cần thiết. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này .

 

Tác động của đại dịch Covid-19 tới nhân viên y tế tại Hà Nội năm 2020

Leave a Comment