Tần xuất và các yếu tố nguy cơ của polyp đại trực tràng ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích

Tần xuất và các yếu tố nguy cơ của polyp đại trực tràng ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích

Tần xuất và các yếu tố nguy cơ của polyp đại trực tràng ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích.Mở đầu: Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là một rối loạn chức năng đường tiêu hóa mạn tính, thường gặp ở người trỏ. Do đó, việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng mà không cần làm các xét nghiệm hay thăm dò chuyên sâu. Tuy nhiên, một người bị HCRKT có thể đồng thời mắc polyp đại trực tràng, vốn là một tổn thương tiền ung thư quan trọng thường gặp, có khả năng tiến triển thành ung thư đại trực tràng dựa vào những bằng cớ như có sự phù hợp giữa ung thư đại trực tràng và polyp về phương diện vị trí, tuổi, giới. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định tần suât và các yêu tố nguy cơ của polyp đại trực tràng ở bệnh nhân HCRKT. Đốì tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích được thực hiện trên 404 bệnh nhân (BN) ngoại trú đên khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh được chẩn đoán HCRKT theo tiêu chuẩn ROME III và được nội soi đại tràng. Kết quả: Tỉ lệ polyp đại trực tràng, polyp tân sinh, polyp tân sinh nguy cơ cao, u tân sinh nguy cơ cao và ung thư đại trực tràng ở BN HCRKT lần lượt là 13,6%, 6,7%, 4,7%, 6,9% và 2,2%. Tuổi, triệu chứng mới khởi phát dưới 1 năm ở người trên 40 tuổi và thiếu máu là những yếu tố có liên quan thuận với polyp đại trực tràng. Kết luận: Xem xét chỉ định nội soi đại tràng ở những đôi tượng BN HCRKT (1) từ 50 tuổi trỏ lên; (2) trên 40 tuổi có triệu chứng mới khởi phát dưới 1 năm; (3) thiếu máu không rõ nguyên nhân.

Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là một rô”i loạn chức năng đường tiêu hóa mạn tính, xuất hiện từng đợt với biểu hiện đau bụng hoặc khó chịu vùng bụng kèm theo thay đổi thói quen đi tiêu và tính chất phân (11). Tần suất HCRKT trên thế giới nhìn chung khá cao, thay đổi tùy theo mỗi quốc gia và đang có xu hướng gia tăng (9). Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng (14,18). Tuy nhiên, một người bị HCRKT có thể đồng thời mắc một bệnh khác như ung thư đại trực tràng (UTĐTT), polyp đại trực tràng… mà không có một triệu chứng nào nổi trội để gợi ý. Thêm vào đó, đây lại là một rối loạn ở người trẻ, hầu hết các trường hợp mới mắc đều dưới 45 tuổi (15) nên nhiều khi bệnh nhân không được làm các xét nghiệm hay thăm dò chuyên sâu để tầm soát bệnh thực thể đi kèm. Đặc biệt, polyp đại trực tràng là một tổn thương tiền ung thư quan trọng thường gặp, có khả năng thoái hóa UTĐTT. Càng nhiều polyp thì càng dễ ung thư hóa (13). Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy trên 95% UTĐTT bắt nguồn từ các polyp. ở Mỹ, trong năm 2008 có 148.810 bệnh nhân mới mắc và 49.960 BN tử vong vì UTĐTT (10). Đến năm 2014 số BN này lần lượt là 136.830 và 50.310, cho thấy đang có khuynh hướng giảm dần ở cả nam và nữ trong thời gian gần đây nhờ việc phát hiện và cắt bỏ các tổn thương tiền ung thư sớm qua tầm soát UTĐTT (12). Các nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy các yếu tô” dịch tễ học như tuổi, giới, tiền căn gia đình có người ƯTĐTT… và việc hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên có liên quan đến polyp đại trực tràng nói riêng và các khối u đại trực tràng nói chung (4,6,7,20). Vậy có mối liên quan nào giữa các yếu tô” nguy cơ này với polyp đại trực tràng ở người Việt Nam? Dựa vào đâu để tầm soát sớm nguy cơ ung thư đại trực tràng trên bệnh nhân HCRKT khi nộì soi không phải là chỉ định cần thiết ở tất cả BN HCRKT? Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định tần suất và các yếu tô” nguy cơ của polyp đại trực tràng ở BN HCRKT.

Tần xuất và các yếu tố nguy cơ của polyp đại trực tràng ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích

Leave a Comment