THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG CẮT BÈ CỦNG MẠC KẾT HỢP VỚI OLOGEN TRÊN BỆNH NHÂN GLÔCÔM

THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG CẮT BÈ CỦNG MẠC KẾT HỢP VỚI OLOGEN TRÊN BỆNH NHÂN GLÔCÔM

THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG CẮT BÈ CỦNG MẠC KẾT HỢP VỚI OLOGEN TRÊN BỆNH NHÂN GLÔCÔM

Trần Anh Tuấn*, Trịnh Bạch Tuyết*, Bùi Thị Thu Hương*, Tô Kỳ Anh*, Nguyễn Hoàng Phúc**
TÓM TẮT :
Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phẫu thuật cắt bè củng mạc kết hợp Ologen trên bệnh nhân Glaucoma.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, không so sánh 20 trường hợp góc đóng cấp (AAC) và glaucoma góc đóng nguyên phát (PACG) có chỉ định phẫu thuật cắt bè củng mạc (CBCM) kết hợp ologen của khoa glaucoma bệnh viện mắt TP HCM từ 9/2012. Bệnh nhân được theo dõi về nhãn áp (đo bằng Goldmann), hình thái bọng (theo phân loại Moorfields) và các biến chứng của phẫu thuật tại các thời điểm 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 1 năm sau mổ.

Kết quả: Trong số 20 mắt được phẫu thuật CBCM có 14 ca AAC và 6 ca PACG. Tại thời điểm 1 năm sau mổ: nhãn áp trung bình là 13,9 ±2,9 mmHg, tỉ lệ mắt có nhãn áp ≤ 17 mmHg là 90%, các chỉ số về hình thái bọng theo Moorfileds trong giới hạn bình thường. Không ghi nhận các biến chứng như tiền phòng nông, bong hắc mạc, nhãn áp thấp, đào thải ologen, loét kết mạc, viêm mủ nội nhãn. Không có ca nào cần phẫu thuật lần 2. Ghi nhận 2 trường hợp cần dùng thêm thuốc hạ nhãn áp.

Kết luận: Dựa vào kết quả nghiên cứu bước đầu của chúng tôi cho thấy rằng CBCM kết hợp với Ologen cho kết quả hạ nhãn áp tốt, hình thái bọng kết mạc bình thường và không có biến chứng xảy ra.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment