THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH DINH DƯỠNG HỢP LÝ Ở PHỤ NỮ ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ TẠI PHƯỜNG ĐỒNG QUANG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2021

THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH DINH DƯỠNG HỢP LÝ Ở PHỤ NỮ ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ TẠI PHƯỜNG ĐỒNG QUANG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2021

THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH DINH DƯỠNG HỢP LÝ Ở PHỤ NỮ ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ TẠI PHƯỜNG ĐỒNG QUANG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2021
Trương Thị Thùy Dương1, Trần Thị Huyền Trang1, Lê Thị Thanh Hoa1
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ tại phường Đồng Quang, thành phố Thái nguyên năm 2021 và mô tả thực trạng kiến thức, thực hành dinh dưỡng của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ tại phường Đồng Quang, thành phố Thái nguyên năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả với thiết kế cắt ngang trên 601 phụ nữ độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) tại phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ là 14,6%, trong đó tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn mức độ nhẹ chiếm chủ yếu 12,3%, còn lại 2,3% là mức độ trung bình và không có đối tượng tham gia nghiên cứu nào thiếu năng lượng trường diễn ở mức độ nặng. Tỷ lệ phụ nữ độ tuổi sinh đẻ thừa cân, béo phì là 3,8%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức tốt về nguyên nhân, hậu của của thiếu năng lượng trường diễn và thiếu kẽm chiếm tỷ lệ thấp (47,8% và 40,1%). 17,6% đối tượng nghiên cứu chỉ tiêu thụ 2 bữa trong ngày, 12,1% đối tượng nghiên cứu hiếm khi hoặc không bao giờ ăn bữa sáng. Kiến thức, thực hành chung tốt về dinh dưỡng hơp lý của đối tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ thấp (32,8% và 43,9%).

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của nhân dân nói chung đã được cải thiện đáng kể. Tuy vậy, vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ trẻ em bị suy dinh dưỡng và người trưởng  thành  bị  thiếu  năng  lượng  trường  diễn (NLTD), bên cạnh đó là một tỷ lệ đáng kể thừa cân béo phì. Hậu quả của thiếu NLTD ở người trưởng  thành  là  làm  giảm  khả  năng  lao  động, tăng số ngày nghỉ việc, tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong,… Thừa cân,béo phì là một trong những nguy cơ chính của các bệnh mạn tính không lây như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh sỏi mật, ung thư,…[1],[6],[8],[9]. Phụ  nữ  độ  tuổi  sinh  đẻ  (PNĐTSĐ) là  đối tượng cần được quan tâm khi đề cập đến vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe, vì mọi lệch lạc trong dinh dưỡng đều có thể dẫn tới những ảnh hưởng không nhỏ, để lại hậu quả lâu dài cho sức khỏe, thể lực, khả năng học tập và lao động. Mặt khác, độ tuổi này làtuổi sinh sản ở phụ nữ, tình trạng dinh dưỡng, bệnh thiếu máu, thiếu vitamin A ảnh hưởng lớn đến chất lượng thai nhi. Hậu quả của dinh dưỡng không hợp lý ở giai đoạn này không chỉ ảnh hưởng đến một con người mà còn có thể để  lại  hậu  quả  cho  cả  thế  hệ  mai sau.Nhiều nghiên  cứu  trong  nước  và  quốc  tế  đã  chứng minh, tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ trước khi mang  thai  có  ảnh  hưởng  tới  tình  trạng  dinh dưỡng của con, các bà mẹ có cân  nặng thấp, chiều cao thấp, thiếu năng lượng trường diễn thì con có nguy cơ nhẹ cân, nhỏ bé hơn con của các bà mẹ có tình trạng dinh dưỡng bình thường.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thiếu năng lượng trường diễn, thừa cân, béo phì, kiến thức, thực hành, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên

Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2021), Công bố kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2019-2020, https://moh.gov.vn/ tin-noi-bat/-/asset_publisher/ 3Yst7YhbkA5j/content/bo-y-te-cong-bo-ket-qua-tong-ieu-tra-dinh-duong-nam-2019-2020. 
2. Đinh Thị Phương Hoa, Lê Thị Hợp, Phạm Thị Thuý Hoà (2012), Thực trạng thiếu máu, tình trạng dinh dưỡng và nhiễm giun ở phụ nữ 20-35 tuổi tại 6 xã thuộc huyện Lục Nam, Bắc Giang, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, tập 8 (1), tr.39-46. 
3. Nguyễn Thị Thanh Luyễn, Nguyễn Thị Hồng Diễm, Đặng Kim Anh và cộng sự (2019), Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24 giờ của phụ nữ thu nhập thấp tại quận Nam Từ Liêm Hà Nội năm 2019, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 140 (4), tr.203-211. 
4. Trần Việt Nga (2022), Hiệu quả sử dụng gạo tăng cường sắt, kẽm tới tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ 20-49 tuổi vùng nông thôn tỉnh Thái Bình, Luận án tiến sĩ Dinh dưỡng, Hà Nội 2022. 
5. Trần Thị Hồng Vân, Lê Thị Hương (2019), Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn và thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ 20-35 tuổi người dân tộc Tày tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2017, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, tập 15, số 1, tr: 25-30. 
6. Viện Dinh dưỡng (2010). Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009-2010. 

https://thuvieny.com/thuc-trang-dinh-duong-va-kien-thuc-thuc-hanh-dinh-duong-hop-ly-o-phu-nu-do-tuoi-sinh-de/

Leave a Comment