Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân viên y tế trong phát hiện ung thư vú tại 2 huyện Hải Phòng

Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân viên y tế trong phát hiện ung thư vú tại 2 huyện Hải Phòng

Luận án tiến sĩ y học Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân viên y tế trong phát hiện ung thư vú tại 2 huyện Hải Phòng.Ung thư vú là bệnh ung thư hay gặp nhất và cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong đối với phụ nữ tại nhiều nước [1]. Theo GLOBOCAN 2018, trên toàn thế giới có 2.089.000 trường hợp ung thư vú mới được chẩn đoán, chiếm 11,6% trong tất cả các loại ung thư và số trường hợp tử vong do ung thư vú là 881.000 trường hợp, đến GLOBOCAN 2020 cho thấy ung thư vú nữ đã vượt qua ung thư phổi là loại ung thư được chẩn đoán phổ biến nhất ước tính có khoảng 2,3 triệu ca mắc mới (11,7%). Vì vậy, phòng chống ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng luôn được xem là một trong vấn đề sức khỏe được ưu tiên hàng đầu [2],[3].
Tại Việt Nam, ung thư vú có xu hướng gia tăng theo thời gian, trong vòng 10 năm từ 2000-2010, tỷ suất mắc của ung thư vú ở nữ giới được chuẩn hoá tăng gần gấp 2 lần (từ 17,4/100.000 dân lên 29,9/100.000 dân) và đứng đầu trong tất cả các bệnh ung thư ở nữ giới [4]. Bệnh nhân phát hiện được ung thư vú thường muộn, tỷ lệ tử vong cao. Để cải thiện cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú, cần được phát hiện ở giai đoạn sớm (giai đoạn Tis và T1). Việc phát hiện ung thư vú giai đoạn sớm cho kết quả điều trị tốt, bệnh không những có thể điều trị khỏi mà còn có thể điều trị phẫu thuật bảo tồn tuyến vú cho người phụ nữ. Theo thống kê của bệnh viện K ước tính khoảng trên 70% người bệnh ung thư đi khám, phát hiện, điều trị ở giai đoạn muộn, nếu phát hiện ở giai đoạn 1 thì tỷ lệ điều trị thành công 95 %, giai đoạn 2 khoảng 70-75 %, giai đoạn 3, tỷ lệ chữa khỏi đạt 65 % nhưng đến giai đoạn 4 thì chỉ đạt được 5 % tỷ lệ thành công [5].

Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh ung thư vú của phụ nữ liên quan mật thiết với việc phòng chống ung thư vú. Ở nước ta, tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh ung thư vú của phụ nữ còn thấp, theo một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ có kiến thức đúng từ 50-67,9%, thái độ đúng 62,7%, có đi khám vú lâm sàng từ 14,3-17% và tự khám vú từ 13,8-15,2% [6–9], đây là nguyên nhân dẫn đến việc phát hiện sớm ung thư vú thấp, và là lý do chính khiến tỷ lệ chữa2 khỏi ung thư thấp.
Ở nhiều nước phát triển, các chương trình quốc gia về phòng chống ung thư đều hướng đến phòng bệnh; sàng lọc và phát hiện sớm; nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh ung thư [10–12]. Tại Việt Nam trong những năm gần đây công tác phòng chống, sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú ngày càng được quan tâm, đặc biệt ở một số thành phố lớn. Tuy nhiên, các nghiên cứu về ung thư vú cũng thường tập trung vào chẩn đoán, điều trị và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Ngược lại, các nghiên cứu về dịch tễ học ung thư vú còn ít được quan tâm. Việc đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân viên y tế cơ sở góp phần cung cấp thêm dữ liệu dịch tễ học cho các cơ quan quản lý y tế trong việc xây dựng các chiến lược phòng chống ung thư vú một cách hiệu quả.
Hải Phòng là thành phố ven biển, cũng như cả nước, tỷ lệ bệnh ung thư vú chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các loại ung thư của phụ nữ với tỷ lệ 21,5/100.000 dân [13]. Câu hỏi đặt ra là: Thực trạng về kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân viên y tế trong phát hiện sớm và phòng ngừa ung thư vú ra sao? Các giải pháp can thiệp trong phát hiện sớm và phòng ngừa ung thư vú bằng truyền thông giáo dục đào tạo được thực hiện như thế nào? thì chưa có nghiên cứu nào đặt ra. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: ―Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân viên y tế trong phát hiện ung thư vú tại 2 huyện Hải Phòng và hiệu quả của giải pháp can thiệp‖ nhằm mục tiêu sau:
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của phụ nữ trong phát hiện sớm và phòng ngừa ung thư vú tại 2 huyện Thủy Nguyên và Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm 2017 – 2018.
2. Xác định kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của nhân viên y tế trong phát hiện sớm và phòng ngừa ung thư vú của 2 huyện trên.
3. Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng truyền thông – giáo dục đào tạo nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân viên y tế trong phát hiện sớm và phòng ngừa ung thư vú

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………..iii
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………..iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………………………. v
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………………….ix
DANH MỤC HÌNH …………………………………………………………………………….xii
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ……………………………………………………………………. 3
1.1. Khái niệm về ung thư vú và đặc điểm vú ………………………………………….. 3
1.1.1. Cấu trúc vú ở phụ nữ trưởng thành ………………………………………………… 3
1.1.2. Mô học vú ………………………………………………………………………………….. 5
1.1.3. Sinh lý nội tiết, các hoạt động của tuyến vú, thụ thể hormon…………….. 6
1.2. Dịch tễ học ung thư vú……………………………………………………………………. 8
1.2.1. Tình hình ung thư vú trên thế giới …………………………………………………. 8
1.2.2. Tình hình ung thư vú ở Việt Nam………………………………………………… 10
1.3. Các yếu tố liên quan đến ung thư vú ………………………………………………. 12
1.4. Chẩn đoán ung thư vú …………………………………………………………………… 17
1.5. Các biện pháp sàng lọc, phát hiện sớm bệnh ung thư vú……………………. 19
1.6. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân viên y tế về
ung thư vú………………………………………………………………………………………….. 21
1.6.1. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ về ung thư vú …. 21
1.6.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế về ung thư vú.
……………………………………………………………………………………………… 25
1.7. Các biện pháp dự phòng ung thư vú ……………………………………………….. 28
1.7.1. Các cấp độ dự phòng………………………………………………………………….. 28
1.7.2. Các biện pháp cụ thể phòng ngừa ung thư vú………………………………… 29
1.8. Hiệu quả của biện pháp truyền thông – Giáo dục sức khỏe trong phòngchống ung thư vú………………………………………………………………………………… 30
1.8.1. Truyền thông – Giáo dục sức khỏe ………………………………………………. 30
1.8.2. Vai trò của Truyền thông – Giáo dục sức khỏe trong phòng chống
ung thư vú…………………………………………………………………………………………. 32
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………….. 38
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu. ………………………………….. 38
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: ……………………………………………………………….. 38
2.1.2. Thời gian nghiên cứu: ………………………………………………………………… 38
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu:…………………………………………………………………. 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………….. 41
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………. 41
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu …………………………….. 41
2.2.3. Quy trình tổ chức nghiên cứu………………………………………………………. 45
2.3. Các biến số – chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá …………………….. 49
2.3.1. Các biến số – chỉ số nghiên cứu với phụ nữ…………………………………… 49
2.3.2. Các biến số với NVYT……………………………………………………………….. 53
2.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin……………………………………………. 54
2.5. Sai số và khống chế sai số……………………………………………………………… 56
2.6. Phân tích và xử lý số liệu ………………………………………………………………. 56
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………… 57
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 61
3.1. Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của phụ nữ trong phát hiện sớm ung
thư vú tại 2 huyện Thủy Nguyên và Cát Hải, Hải Phòng năm 2017 ………….. 61
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của nhân viên y tế xã trong phát hiện
sớm ung thư vú tại 2 huyện Thủy Nguyên và Cát Hải, Hải Phòng năm 2017 … 74
3.3. Hiệu quả của giải pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe
đến kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân viên y tế trong phát hiện
sớm ung thư vú…………………………………………………………………………………… 843.3.1. Hiệu quả can thiệp về kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ………. 84
3.3.2. Hiệu quả can thiệp với NVYT …………………………………………………….. 92
Chƣơng 4. BÀN LUẬN……………………………………………………………………… 98
4.1. Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của phụ nữ trong phát hiện sớm và
dự phòng ung thư vú tại 2 huyện Thủy Nguyên và Cát Hải, Hải Phòng năm
2017………………………………………………………………………………………………….. 98
4.2. Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của nhân viên y tế xã trong phát hiện
sớm và dự phòng ung thư vú tại 2 huyện Thủy Nguyên và Cát Hải, Hải Phòng
năm 2017…………………………………………………………………………………………. 108
4.3. Hiệu quả của giải pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe
đến kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân viên y tế trong phát hiện
sớm và dự phòng ung thư vú………………………………………………………………. 114
4.3.1. Hiệu quả can thiệp về kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ…….. 114
4.3.2. Hiệu quả can thiệp với NVYT …………………………………………………… 121
4.4. Một số ưu và nhược điểm của nghiên cứu……………………………………… 125
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 127
1. Kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ trong phát hiện sớm và dự phòng
ung thư vú tại 2 huyện Thủy Nguyên và Cát Hải, Hải Phòng năm 2017 ….. 127
2. Kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế xã trong phát hiện sớm và
dự phòng ung thư vú tại 2 huyện Thủy Nguyên và Cát Hải, Hải Phòng năm
2017………………………………………………………………………………………………… 127
3. Hiệu quả của giải pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe đến
kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân viên y tế trong phát hiện
sớm và dự phòng ung thư vú………………………………………………………………. 128
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………… 129
TÀI LIỆU THAM KHẢODANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ suất mới mắc ung thư vú ở nữ tại một số tỉnh thành…………….. 11
Bảng 2.1. Phân bố số phụ nữ tham gia nghiên cứu………………………………….. 43
Bảng 2.2. Nội dung chi tiết tập huấn nâng cao năng lực khám phát hiện bệnh
vú, ung thư vú và hướng xử trí……………………………………………………………… 48
Bảng 3.1. Đặc điểm dân số xã hội học của phụ nữ tham gia nghiên cứu……. 61
Bảng 3.2. Nguồn thông tin, truyền thông về ung thư vú mà phụ nữ được tiếp
cận ……………………………………………………………………………………………………. 62
Bảng 3.3. Kiến thức của phụ nữ về triệu chứng bệnh ung thư vú (n=1134) .. 63
Bảng 3.4. Kiến thức của phụ nữ về các nguy cơ gây ung thư vú (n=1134) … 64
Bảng 3.5. Kiến thức của phụ nữ về các phương pháp phát hiện ung thư vú .. 65
Bảng 3.6. Kiến thức của phụ nữ về các biện pháp phòng ngừa ung thư vú … 66
Bảng 3.7. Thái độ của phụ nữ về bệnh ung thư vú (n=1134) ……………………. 67
Bảng 3.8. Thực hành của phụ nữ trong phát hiện sớm và phòng ngừa UTV . 68
Bảng 3.9. Liên quan giữa kiến thức chung của phụ nữ về ung thư vú và một
số đặc điểm dân số xã hội học………………………………………………………………. 69
Bảng 3.10. Liên quan giữa thái độ chung của phụ nữ về ung thư vú và một số
đặc điểm dân số xã hội học ………………………………………………………………….. 70
Bảng 3.11. Một số yếu tố liên quan đến thực hành đi khám vú định kì của phụ
nữ theo bộ câu hỏi ………………………………………………………………………………. 71
Bảng 3.12. Một số yếu tố liên quan đến thực hành tự khám vú của phụ nữ
theo bộ câu hỏi …………………………………………………………………………………… 72
Bảng 3.13. Một số yếu tố liên quan đến thực hành tự khám vú của phụ nữ
theo quan sát bằng bảng kiểm………………………………………………………………. 73
Bảng 3.14. Đặc điểm chung của nhân viên y tế tham gia nghiên cứu………… 74
Bảng 3.15. Kiến thức của nhân viên y tế về triệu chứng bệnh ung thư vú…. 75
Bảng 3.16. Kiến thức của nhân viên y tế về các nguy cơ gây ung thư vú…… 76Bảng 3.17. Kiến thức của nhân viên y tế về các phương pháp phát hiện ung
thư vú………………………………………………………………………………………………… 77
Bảng 3.18. Kiến thức của nhân viên y tế về biện pháp phòng ngừa ung thư vú
…………………………………………………………………………………………………………. 78
Bảng 3.19. Thái độ của nhân viên y tế về ung thư vú………………………………. 79
Bảng 3.20. Kỹ năng thực hành khám vú của nhân viên y tế trong phát hiện
sớm ung thư vú…………………………………………………………………………………… 80
Bảng 3.21. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức chung về ung thư vú ……. 81
Bảng 3.22. Liên quan giữa thái độ về ung thư vú theo một số đặc điểm dân số
xã hội học của nhân viên y tế……………………………………………………………….. 82
Bảng 3.23. Liên quan giữa kỹ năng khám phát hiện sớm ung thư vú theo một
số đặc điểm dân số xã hội học của nhân viên y tế …………………………………… 83
Bảng 3.24. Đặc điểm của nhóm đối tượng can thiệp và nhóm chứng………… 84
Bảng 3.25. Hiệu quả về cải thiện kiến thức về triệu chứng về bệnh ung thư
của phụ nữ …………………………………………………………………………………………. 85
Bảng 3.26. Hiệu quả về cải thiện kiến thức về yếu tố nguy cơ gây bệnh……. 86
ung thư vú của phụ nữ…………………………………………………………………………. 86
Bảng 3.27. Hiệu quả về cải thiện kiến thức về phương pháp phát hiện bệnh
ung thư vú của phụ nữ…………………………………………………………………………. 87
Bảng 3.28. Hiệu quả về cải thiện kiến thức về biện pháp phòng ngừa bệnh
ung thư vú của phụ nữ…………………………………………………………………………. 88
Bảng 3.29. Hiệu quả về cải thiện kiến thức chung về bệnh ung thư vú của phụ
nữ……………………………………………………………………………………………………… 89
Bảng 3.30. Hiệu quả can thiệp về cải thiện thực hành tự khám vú của phụ nữ
…………………………………………………………………………………………………………. 89
Bảng 3.31. Liên quan giữa kiến thức chung sau can thiệp và các đặc điểm dân
số xã hội của phụ nữ can thiệp (n=250)…………………………………………………. 90
Bảng 3.32. Liên quan giữa thực hành tự khám vú sau can thiệp và các đặcđiểm dân số xã hội của nhóm đối tượng phụ nữ can thiệp (n=250) …………… 91
Bảng 3.33. Đặc điểm chung của nhân viên y tế sau can thiệp…………………… 92
Bảng 3.34. Kiến thức đúng của nhân viên y tế về triệu chứng bệnh ung thư
vú……………………………………………………………………………………………………… 93
Bảng 3.35. Kiến thức đúng của nhân viên y tế về các nguy cơ gây ung thư vú
…………………………………………………………………………………………………………. 94
Bảng 3.36. Kiến thức đúng của nhân viên y tế về các phương pháp………….. 95
phát hiện ung thư vú……………………………………………………………………………. 95
Bảng 3.37. Kiến thức đúng của nhân viên y tế về biện pháp phòng ngừa…… 96
ung thư vú………………………………………………………………………………………….. 96
Bảng 3.38. Hiệu quả về cải thiện kiến thức chung về bệnh ung thư vú của
nhân viên y tế …………………………………………………………………………………….. 97
Bảng 3.39. Hiệu quả can thiệp về cải thiện kỹ năng khám vú của nhân viên y
tế ………………………………………………………………………………………………………. 97DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giải phẫu tuyến vú …………………………………………………………………. 4
Hình 1.2. Hạch vùng và các đường bạch huyết của tuyến vú……………………… 5
Hình 1.3: Số liệu tổng kết năm 2018 về tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong tất cả các loại
ung thư trên thế giới theo tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế GLOBOCAN …… 9
Hình 1.4: Tỷ lệ mắc mới ung thư ở nữ giới Việt Nam 2018 …………………….. 12
Hình 2.1. Bản đồ huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ………………….. 39
Hình 2.2. Bản đồ huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng…………………………… 40
Hình 2.3. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu với phụ nữ……………………………………… 59
Hình 2.4. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu với nhân viên y tế……………………………. 60
Hình 3.1. Kiến thức chung của phụ nữ về ung thư vú ………………………………. 66
Hình 3.2. Thái độ chung của phụ nữ về ung thư vú………………………………….. 68
Hình 3.3. Kiến thức chung của nhân viên y tế về ung thư vú……………………. 78
Hình 3.4. Thái độ chung của nhân viên y tế về ung thư vú ………………………. 8

Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân viên y tế trong phát hiện ung thư vú tại 2 huyện Hải Phòng

Leave a Comment