Thực trạng lo âu, trầm cảm ở nhân viên của hai Trung tâm Y tế tại Hà Nội năm 2021 và một số yếu tố liên quan

Thực trạng lo âu, trầm cảm ở nhân viên của hai Trung tâm Y tế tại Hà Nội năm 2021 và một số yếu tố liên quan

Thực trạng lo âu, trầm cảm ở nhân viên của hai Trung tâm Y tế tại Hà Nội năm 2021 và một số yếu tố liên quan.Theo Tổ chức y tế Thế Giới định nghĩa về sức khỏe: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải là chỉ không có bệnh hay tật” [47]. Có thể thấy rằng, sức khỏe tinh thần là phần không thể thiếu của sức khỏe nói chung, được đánh giá ngang hàng và có mối liên quan chặt chẽ với sức khỏe thể chất và xã hội. Năm 2012, Tổ chức y tế Thế Giới đã đưa ra định nghĩa về sức khỏe tinh thần: “Sức khỏe tinh thần là một trạng thái sức khoẻ trong đó mỗi cá nhân nhận ra khả năng của chính mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường của cuộc sống, có thể làm việc hiệu quả và thành công, và có thể đóng góp cho cộng đồng của mình” [47]. Như vậy, sức khỏe tinh thần có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống cảm xúc lành mạnh của con người, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc và sức khỏe của người lao động.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các áp lực đến từ công việc là không thể tránh khỏi. Bên cạnh dó, xuất hiện nhiều vấn đề khác như biến đổi khí hậu, bất ổn địa chính trị, bệnh mới xuất hiện… Các rối lọan sức khỏe tinh thần đang có xu hướng tăng đáng kể ở các quốc gia phát triển và đang phát triển.
Tại Việt Nam, những năm gần đây, vấn đề căng thẳng nghề nghiệp cũng đã được quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Đã có thêm nhiều nghiên cứu về sức khỏe tinh thần của người lao động được thực hiện ở các ngành nghề khác nhau,đặt biệt là về vấn đề lo âu, trầm cảm. Các nghiên cứu được tiến hành cho kết quả mức độ lo âu, trầm cảm khá cao ở một số ngành nghề, trong đó có nhân viên y tế.
Ngành y tế nói chung và hệ thống y tế dự phòng nói riêng đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhân viên y tế có nguy cơ bị lo âu, trầm cảm cao hơn nhiều so với các ngành nghề khác. Các rối loạn tâm thần của nhân viên y tế gây ra các hậu quả như kiệt sức, nhân viên có ý định chuyển công tác, giảm sự hài lòng của người bệnh và mắc nhiều lỗi trong quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc [27].
Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân và Trung tâm Y tế Thị xã Sơn Tây trực2 thuộc Sở Y tế Hà Nội, có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác. Đặc biệt từ đầu năm 2020, sự xuất hiện của đại dịch Covid -19 đã mang đến một thách thức lớn cho hệ thống y tế toàn cầu nói chung cũng như hệ thống y tế tại Việt Nam nói riêng. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các Trung tâm Y tế trên địa bàn của thủ đô đã phải huy động mọi nguồn lực, tập trung, nỗ lực, khắc phục và vượt qua các khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch để hoàn thành các nhiệm vụ công tác, đặc biệt là trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Năm 2020 đã khiến tất cả cán bộ viên chức của Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân và Trung tâm Y tế Thị xã Sơn Tây vừa phải nỗ lực ngăn chặn dịch Covid -19, vừa phải luôn trong tư thế sẵn sàng chống dịch. Những yếu tố đó có thể đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các nhân viên y tế, gây ra căng thẳng về cả mặt thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, lại chưa có nghiên cứu nào được thực hiện ở hai Trung tâm về vấn đề này.
Chính vì những lý do trên, đề tài: “Thực trạng lo âu, trầm cảm ở nhân viên của hai Trung tâm Y tế tại Hà Nội năm 2021 và một số yếu tố liên quan” được thực hiện với các mục tiêu sau:
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá thực trạng lo âu, trầm cảm ở nhân viên của Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân và Trung tâm Y tế Thị xã Sơn Tây, Hà Nội năm 2021
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….. 3
1.1. Lo âu, trầm cảm………………………………………………………………………..3
1.1.1. Một số khái niệm ………………………………………………………………….. 3
1.1.2. Nguyên nhân gây ra lo âu, trầm cảm…………………………………………. 4
1.1.3. Các dấu hiệu, triệu chứng của lo âu, trầm cảm…………………………….. 6
1.1.4. Hậu quả của lo âu, trầm cảm……………………………………………………… 6
1.2. Một số phương pháp nghiên cứu lo âu, trầm cảm…………………………. 7
1.2.1. DASS 21 và DASS 42……………………………………………………………. 7
1.2.2. Bảng hỏi nội dung công việc của Karasek. …………………………………… 8
1.2.3. Thang đánh giá lo âu của Zung (SAS):………………………………………… 8
1.2.4. Thang đánh giá trầm cảm của Beck…………………………………………….. 9
1.2.5. Thang đánh giá trầm cảm PHQ–9 và thang đánh giá lo âu GAD-7…….. 9
1.3. Nghiên cứu về lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế……………………….. 10
1.3.1. Nghiên cứu về lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế trên thế giới ………10
1.3.2. Nghiên cứu về lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế tại Việt Nam……..12
1.4. Các yếu tố liên quan đến lo âu, trầm cảm ở nhân viên y tế…………….14
1.5. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu…………………………………………………… 15
1.6. Khung lý thuyết nghiên cứu………………………………………………………..18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………18
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu…………………………………….19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………19
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………19
2.1.3. Thời gian nghiên cứu……………………………………………………………….19
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………19
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………19
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn ………………………………………………………………192.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá ………………………………20
2.3.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu…………………………………………………… 20
2.3.2. Tiêu chí đánh giá………………………………………………………………….. 24
2.4. Phương pháp thu thập thông tin…………………………………………………. 24
2.4.1. Công cụ thu thập thông tin……………………………………………………….24
2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin ……………………………………………………….24
2.4.3. Quy trình thu thập thông tin và sơ đồ nghiên cứu…………………………..25
2.5. Xử lý và phân tích số liệu……………………………………………………………27
2.6. Sai số và khống chế sai số……………………………………………………………27
2.7. Đạo đức nghiên cứu …………………………………………………………………..27
2.8. Hạn chế của đề tài……………………………………………………………………..28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………….29
3.1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu…………………………. 29
3.2. Thực trạng lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu…………………… 32
3.3. Một số yếu tố liên quan tới lo âu, trầm cảm ở đối tượng nghiên cứu…40
3.3.1. Một số yếu tố liên quan tới lo âu ở đối tượng nghiên cứu ………………..40
3.3.2. Một số yếu tố liên quan tới trầm cảm ở đối tượng nghiên cứu ………….46
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN…………………………………………………………………53
4.1 Thực trạng lo âu, trầm cảm ở đối tượng nghiên cứu. ……………………… 54
4.2. Phân tích một số yếu tố liên quan tới tình trạng lo âu, trầm cảm của đối
tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………. 59
4.2.1. Một số yếu tố cá nhân liên quan tới tình trạng lo âu, trầm cảm của đối
tượng nghiên cứu…………………………………………………………………………….59
4.2.2. Một số yếu tố công việc liên quan tới tình trạng lo âu, trầm cảm của đối
tượng nghiên cứu…………………………………………………………………………….60
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………….65
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………….. 67DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số, chỉ số nghiên cứu…………………………………………. 20
Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu theo đặc điểm nhân khẩu
học ………………………………………………………………………………… 29
Bảng 3.2. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu theo đặc điểm công việc….. 30
Bảng 3.3. Đặc thù công việc của đối tượng nghiên cứu ………………………….. 31
Bảng 3.4. Thái độ đối với công việc của đối tượng nghiên cứu ………………….. 32
Bảng 3.5. Thực trạng lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu …………………. 33
Bảng 3.6.Mức độ lo âu của đối tượng nghiên cứu theo đặc điểm cá nhân ……….. 35
Bảng 3.7. Mức độ lo âu của đối tượng nghiên cứu theo đặc điểm chuyên môn…… 36
Bảng 3.8. Mức độ lo âu của đối tượng nghiên cứu theo một số đặc điểm vị trí
công việc……………………………..……………………………………………. 36
Bảng 3.9. Mức độ lo âu của đối tượng nghiên cứu theo đặc thù công việc ………. 37
Bảng 3.10. Mức độ trầm cảm của đối tượng nghiên cứu theo đặc điểm cá nhân … 38
Bảng 3.11. Mức độ trầm cảm của đối tượng nghiên cứu theo chuyên môn………. 39
Bảng 3.12. Mức độ trầm cảm của đối tượng nghiên cứu theo một số đặc điểm vị
trí công việc ………….……………………………………………………………. 39
Bảng 3.13. Mức độ trầm cảm của đối tượng nghiên cứu theo đặc thù công
việc………………………………………………………………………………….. 40
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với tình trạng lo âu của ĐTNC.. 41
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa các yếu đặc điểm chuyên môn với tình trạng lo âu
của NVYT ………… ……………………………………………………………… 42
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa các yếu thâm niên công tác với tình trạng lo âu của
NVYT……………………………………………………………………………… 42
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa các yếu tố về thời gian làm việc với tình trạng lo
âu của NVYT ………… …………………………………………………………… 43
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa mức thu nhập hàng tháng của gia đình với tìnhtrạng lo âu của NVYT ………… ………………………………………………….. 44
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa các yếu tố về vị trí việc làm với tình trạng lo âu
của NVYT ………… ……………………………………………………………… 45
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa các yếu tố về môi trường làm việc với tình trạng lo
âu của NVYT ……………………………………………………………………… 45
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa các yếu tố về sự hài lòng với công việc với tình
trạng lo âu của NVYT ………… ………………………………………………….. 46
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với tình trạng trầm cảm của
NVYT ………… …………………………………………………………………… 47
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa các yếu đặc điểm chuyên môn với tình trạng trầm
cảm của NVYT ………… ………………………………………………………… 48
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa các yếu thâm niên công tác với tình trạng trầm
cảm của NVYT ………….………………………………………………………… 48
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa các yếu tố về thời gian làm việc với tình trạng
trầm cảm của NVYT ………… …………………………………………………… 49
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa mức thu nhập hàng tháng của gia đình với tình
trạng trầm cảm của NVYT ………… ……………………………………………… 50
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa các yếu tố về vị trí việc làm với tình trạng trầm
cảm của NVYT ………… …………………………………………………………. 50
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa các yếu tố về môi trường làm việc với tình trạng
trầm cảm của NVYT ………….…………………………………………………… 51
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa các yếu tố về sự hài lòng với công việc với tình
trạng trầm cảm của NVYT ………… ……………………………………………… 52

Thực trạng lo âu, trầm cảm ở nhân viên của hai Trung tâm Y tế tại Hà Nội năm 2021 và một số yếu tố liên quan

Leave a Comment