THỰC TRẠNG NHIỄM HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NHÓM NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI TẠI CỘNG ĐỒNG TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2020

THỰC TRẠNG NHIỄM HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NHÓM NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI TẠI CỘNG ĐỒNG TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2020

THỰC TRẠNG NHIỄM HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NHÓM NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI TẠI CỘNG ĐỒNG TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2020
Học viên: Huỳnh Thị Tố Trinh
 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Lã Ngọc Quang
 TS. Nguyễn Thành Chung
Nam quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) đang là nhóm nguy cơ cao lây truyền HIV và ngày càng gia tăng. Tại Tiền Giang qua 7 năm nay chưa có một cuộc nghiên cứu nào tìm hiểu tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên nhóm MSM tại tỉnh Tiền Giang nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên nhóm đối tượng này với mục tiêu mô tả thực trạng nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại cộng đồng Tiền Giang và phân tích các yếu tố liên quan tới nhiễm HIV của nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại cộng đồng Tiền Giang năm 2020. Thời gian nghiên cứu được triển khai từ tháng 12/2019 đến tháng 6/2020 trên
170 MSM. Địa điểm nghiên cứu ở 4 huyện Cái Bè, Châu Thành, Thành phố Mỹ Tho và Thị xã Gò Công. Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang. MSM được nhân viên tiếp cận cộng đồng tiếp cận phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi phỏng vấn đã thiết kế và xét nghiệm sàng lọc HIV tại cộng đồng. Khách hàng nam tự nhận có hành vi quan hệ tình dục đồng giới đang sinh sống tại 4 huyện Cái Bè, Châu Thành, Thành Phố Mỹ Tho và Thị xã Gò Công được nhân viên tiếp cận cộng đồng là MSM ở 4 huyện thông qua bạn bè giới thiệu và thông qua các trang mạng xã hội dùng cho người đồng tính (Blued, Grindr, Zalo, Facebook,..) có định vị vị trí các khách hàng ở xung quanh họ nhắn tin làm quen và mời các khách hàng đó ra phỏng vấn và làm xét nghiệm.
Kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở MSM là 20,6%. Các đối tượng có trình độ học vấn từ Trung học phổ thông trở lên có khả năng nhiễm cao hơn 3,6 lần so với các đối tượng có trình độ Trung học cơ sở trở xuống (OR=  3,64, CI=1,42-9,35; p=0,003). Nhận thức nguy cơ nhiễm của bản thân không có khả năng nhiễm HIV của các đối tượng lại có khả năng nhiễm HIV cao hơn 6,49 lần so với các đối tượng nhận thức bản thân có khả năng nhiễm HIV (OR=6,49, CI=2,90- 14,53; p<0,001). Đối tượng có tuổi trung bình QHTD lần đầu là 18,5 (2,61) nhỏ nhất là 13 tuổi, lớn nhất 32 tuổi. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra khuyến nghị là cần đẩy mạnh truyền thông can thiệp phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS trên nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới nam tại địa phương.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment