Thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở những phụ nữ đình chỉ thai từ 13 đến 22 tuần tại bệnh viện Phụ sản Trung ương
LUẬN VĂN Thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở những phụ nữ đình chỉ thai từ 13 đến 22 tuần tại bệnh viện Phụ sản Trung ương
Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới (NKĐSDD) là một trong những bệnh phổ biến, chiếm tới 80% những người đến khám phụ khoa. Các mầm bệnh gây NKĐSDD thường gặp như nấm, Trichomonas, các vi khuẩn cơ hội và vi khuẩn kỵ, khí làm thay đổi môi trường âm đạo, dẫn đến làm giảm hoặc tiêu diệt các quần thể vi khuẩn vi hệ ở âm đạo, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Các vi khuẩn Gram âm, Gram dương như liên cầu, tụ cầu, E. coli… đều có thể gặp trong NKĐSDD, ngoài ra cũng có thể do các tác nhân đặc hiệu như lậu cầu, Chlamydiatrachomatis [1].
Theo nghiên cứu tại Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 10 triệu lượt người đến khám vì bị NKĐSDD và tỷ lệ NKĐSDD chiếm khoảng 38% số phụ nữ đến khám tại các phòng khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nghiên cứu tại Việt Nam năm 2004, trong số 8.880 phụ nữ thuộc 8 vùng sinh thái khác nhau trong cả nước, tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới chiếm 60%, trong đó chủ yếu là viêm âm đạo (VAĐ) và viêm cổ tử cung [2].
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, NKĐSDD có thể gây ra những hậu quả như viêm tiểu khung, vô sinh, chửa ngoài tử cung. Ở phụ nữ có thai, NKĐSDD có thể gây ra các hậu quả nặng nề như sảy thai, đẻ non, thai lưu, vỡ ối non, nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn hậu sản, nhiễm khuẩn sơ sinh, dị tật bẩm sinh [3].
Vấn đề phá thai, đặc biệt phá thai từ 13 – 22 tuần là một thực trạng đáng báo động trên toàn thế giới. Việt Nam là quốc gia được xếp trong các nước có tỷ lệ phá thai cao trên thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng [4]. Theo thống kê của Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, mỗi năm có khoảng từ 1,2 đến 1,6 triệu phụ nữ phá thai. Do vậy, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản và giáo dục giới tính cũng đang được xã hội quan tâm.
Trong những năm gần đây, phòng và điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới (NKĐSDD) là một trong mười nội dung chính của công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Việt Nam [5]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh [6] về một số yếu tố nguy cơ của viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở 1176 phụ nữ có chồng ở độ tuổi 18 – 49 tại Hà Nội (2010) chothấy, tỷ lệ NKĐSDD là 78,4%. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước ghi nhận tình trạng NKĐSDD ở độ tuổi sinh sản chiếm tỷ lệ rất cao. Trong khi đó, nghiên cứu về nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới của phụ nữ mang thai nói chung và phụ nữ phá thai từ 13 – 22 tuần nói riêng chưa thấy có nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ và toàn diện. Để góp phần nghiên cứu về thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở nhóm phụ nữ phá thai từ 13 – 22 tuần tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở những phụ nữ đình chỉ thai từ 13 đến 22 tuần tại bệnh viện Phụ sản Trung ương” nhằm hai mục tiêu:
1.Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở những phụ nữ đình chỉ thai từ 13 đến 22 tuần tại bệnh viện Phụ sản Trung ương.
2.Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở những phụ nữ đình chỉ thai từ 13 đến 22 tuần tại bệnh viện Phụ sản Trung ương
MỤC LỤC
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất
Leave a Reply