Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ từ 2 tháng-5 tuổi và kiến thức-thực hành của bà mẹ tại khoa hô hấp bệnh viện Trẻ em Hải Phòng

Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ từ 2 tháng-5 tuổi và kiến thức-thực hành của bà mẹ tại khoa hô hấp bệnh viện Trẻ em Hải Phòng

Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ từ 2 tháng-5 tuổi và kiến thức-thực hành của bà mẹ tại khoa hô hấp bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2013/ Nguyễn Thanh Xuân. 2013. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện và ở cộng đồng trong đó hơn 90% các trường hợp tử vong tập trung ở các nước đang phát triển[14],[26],[32]. Ở nhiều quốc gia, NKHHCT là nguyên nhân chính gây mắc bệnh và tử vong nhiều nhất cho trẻ em dưới 5 tuổi, tử vong do NKHHCT chiếm trên 30% tử vong chung ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới, hàng năm có khoảng 14 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong (95% ở các nước đang phát triển) thì có tới 4 triệu trẻ chết vì NKHHCT.

Tổng kết của UNICEF về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại khu vực Châu Á năm 2002 cho thấy tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi trong 2 tuần là khá cao: Nepal là 43,1%; Pakistan là 24,0%; Ân Độ là 19,3%; Bangladesh là 18,3%; Philipin là 16,2% [5].

Do tầm quan trọng của vấn đề, vào năm 1982 Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG – WHO) đã xây dựng Chương trình phòng chống NKHHCT trẻ em. Mục tiêu cơ bản của Chương trình là làm giảm tử vong do NKHHCT, trong đó chủ yếu do viêm phổi (VP) [13]. Chiến lược để đạt được mục tiêu của Chương trình là phát hịên sớm trẻ mắc NKHHCT ngay tại gia đình, trẻ được đưa đến cơ sở y tế (CSYT) kịp thời và được điều trị đúng. Theo chiến lược đó, ngoài việc huấn luyện cho cán bộ y tế (CBYT) kỹ năng xử trí trẻ mắc NKHHCT theo phác đồ, cung cấp thuốc cho y tế cơ sở thì hiều biết của những người chăm sóc trẻ, đặc biệt là người mẹ có vai trò rất quan trọng [13],

Tại Việt Nam, chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đã được triển khai từ rất sớm và đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy vậy, báo cáo hàng năm của Bộ Y tế cho thấy nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính luôn nằm trong nhóm bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi [5]. Các thống kê, nghiên cứu ở cả tuyến bệnh viện và ở cộng đồng đều cho thấy tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ em trong những năm gần đây không có xu hướng thuyên giảm. Tỷ lệ này là 37,50% số trẻ tại bệnh viện và 39,75% khi nghiên cứu cắt ngang tại cộng đồng [14],[24],[27].

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc NKHHCT chiếm hàng đầu trong các bệnh ở trẻ em dưới 5 tuổi, tần suất mắc NKHHCT trung bình hàng năm ở trẻ dưới 5 tuổi là 4,1 lần/trẻ/năm. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi đến khám và điều trị NKHHCT luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong mô hình bệnh tật của trẻ dưới 5 tuổi tại các cơ sở y tế, đồng thời tử vong do NKHHCT luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Tại các Bệnh viện có khoảng 30 – 40% số trẻ dưới 5 tuổi chết do NKHHCT, trong đó đa phần là chết trong vòng 24h đầu sau khi nhập viện [13].

Các nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam về tử vong do NKHHCT chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ tử vong trong những giờ đầu của trẻ khi đến cơ sở y tế là do trẻ không được đưa tới các cơ sở y tế kịp thời, bà mẹ tự điều trị tại nhà, không được xử trí trước khi đưa đến Bệnh viện hoặc xử trí nhưng không thích hợp [27].

Với những lý do như trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu sau:

1.    Mô tả đặc điểm bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ 02 tháng – 5 tuổi điều trị tại khoa Hô Hấp- bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2013

2.    Khảo sát kiến thức, thực hành về chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi điều trị tại khoa Hô Hấp- bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2013 

KHUYẾN NGHỊ

1.    Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi và người chăm sóc trẻ những kiến thức cơ bản về nuôi dạy, chăm sóc, phòng chống bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2.    Tư vấn cho các bà mẹ về cách phát hiện bệnh viêm phổi, viêm phổi nặng, đặc biệt là cách đếm nhịp thở và phát hiện dấu hiệu rút lõm lồng ngực để các gia đình đưa trẻ tới khám và điều trị kịp thời. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ từ 2 tháng-5 tuổi và kiến thức-thực hành của bà mẹ tại khoa hô hấp bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2013

TIẾNG VIỆT:

1.    Đặng Nguyên Anh (1996), “Vai trò của phụ nữ nông thôn trong gia đình qua một nghiên cứu cộng đồng”, những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, NXB Khoa hoc Xã Hội, tr. 163.

2.    Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng (2004), “ Chương 7: Phụ nữ và gia đình ”, Phụ nữ, giới và sự phát triển, NXB Phụ nữ, tr.219- 230

3.    Bộ y tế (2001), “Đánh giá và phân loại trẻ bệnh từ 2 tháng đến 5 tuổi”, Tài liệu huấn luyện kỹ năng xử trí lồng ghép trẻ bệnh cho cán bộ y tế phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã, tr. 8-9, 14-19

4.    Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2005), Ban hành chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010, Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

5.    Bộ y tế (2006), Hội thảo định hướng xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2006 và giai đoạn 2006 – 2010, Dự án nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em, tr. 1-5.

6.    Nguyễn Tiến Dũng (2005), “Thực hành xử trí NKHHCT của cán bộ y

tế xã thuộc trung tâm y tế huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây”, Tạp trí Y học Việt Nam số 2 – 2005, trang 6 – 13.

7.    Nguyễn Đình Học và CS (2006), “Đặc điểm lâm sàng của nhiêm

khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi và giá trị của xét nghiệm CRP trong xác định căn nguyên vi khuẩn ”, Tạp chí Yhọc thực hành, (4), tr. 185-191

8.    Bài giảng Nhi khoa (2000), Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr.302-307.

9.    Chính phủ (2002), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001-2010, Ký ngày 19.3.2001.

10.    Bế Văn Cẩm, Lê Thị Nga và CS (2003), ‘ ‘Thực trạng hồi sức cấp cứu nhi và tử vong trước 24h tại tỉnh Thái Nguyên ”, Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Đại học Y khoa Thái Nguyên, Tạp trí Y học thực hành số 464, 2/2003, tr 42 – 52.

11.    Lê Thị Nga và CS (2006), ” Thực trạng sức khỏe trẻ em hiện nay và công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ em ”, Hội nghị chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em các tỉnh miền núi phía Bắc, Bản tin Y Dược học miền núi, số 4-2006, tr 86 – 90.

12.    Đặng Văn Chức, Phạm Thị Hồng Thanh (2003), ” Viêm phổi sơ sinh 8 – 28 ngày tại khoa sơ sinh Bệnh viện trẻ em Hải Phòng”, Tạp chí Yhọc thực hành số492/2004 – ĐHY Hải phòng, Hội nghị khoa học tuổi trẻ, tr 86-90

13.    Chương trình NKHHCT trẻ em (2003), Chương trình NKHHCT trẻ em (2003), Hội nghị tổng kết hoạt động chương trình 2002, tr 44

14.    Hà Trung Điền (2002), “Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 1 tuổi tại cộng đồng và tác động của truyền thông giáo dục sức khoẻ”, Luận án tiến sỹ y học, tr 26-27.

15.    Nguyễn Thanh Hà (2002), “Nguy cơ dinh dưỡng liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới một tuổi và một số giải pháp can thiệp ”, Luận án tiến sỹ học, tr.28, 50-54

16.    Chương trình NKHHCT trẻ em (2001), Chương trình NKHHCT trẻ em (2003), Hội nghị tổng kết hoạt động chương trình giai đoạn 1996- 2000.

17.    Nguyễn Thị Thông, Chu Thị Nga, Nguyễn Hùng Cường (2004), “Tính kháng kháng sinh của các vi khuân gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới tại bệnh viện đa khoa Việt Tiệp”., Tạp chí Y học Việt Nam số đặc biệt 2004 – Đại học Y Hải Phòng, tr 60-65.

18.    Nguyễn Tiến Dũng và CS (2003), “ Nghiên cứu dịch tễ học và sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi trẻ em dưới 5 tuổi tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai ”, Hội nghị khoa học về Lao- Bệnh phổi, TP Hồ Chí Minh, tr 111.

19.    Bùi Đức Dương, Tô ánh Toán (2001), “Điều tra về mắc bệhn và tử vong NKHHCT tẻ em tại huyện Phú Xuyên Tỉnh Hà Tây và huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá ”, Hội nghị khoa học về Lao- bệnh phổi, TP Hồ Chí Minh, tr 101-102.

20.    Hàn Trung Điền (2002), “Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến viêm phổi nặng ở trẻ em từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi ”, nội san lao và bệnh phổi, tr. 69-77.

21.    Tài liệu sau đại học, NXB y học (2007), ’ Thực trạng sức khỏe trẻ em Việt Nam-Công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ em ”, Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, , tr 3 – 7.

22.    Nguyễn Thị Thùy Hương(2012) “Kiến thức, thái độ thực hành về phòng chống nhiếm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ có con dưới 5 tuổi nhập viện tại khoa Nhi bệnh viện Ninh Phước, Ninh Thuận” Tạp chí NCKH 2012- YTCC

23.    Nguyễn Thu Nhạn (2001), “Nghiên cứu thực trạng sức khỏe và mô hình bệnh tật trẻ em Việt Nam, đề xuất các biện pháp khắc phục”, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Bộ khoa học Công nghệ môi trường. NXB Bộ y tế.

24.    Nguyễn Thu Nhạn và CS (2007), “Tình hình bệnh tật trẻ em tại bệnh viện qua khảo sát 20 bệnh viện tại Việt Nam”, Tạp chí Y học

Việt Nam số 3-2007 , tr 27-31.

25.    v

26.    Trần Qụy (2003), “Đặc điểm giải phẫu sinh lý bộ phận hô hấp trẻ em ”. Bài giảng Nhi khoa tập 1, NXB Y học Hà Nội, trang 274 -279.

27.     Trần Qụy (2003), “Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính”, Bài giảng Nhi khoa tập 1, NXB Y học Hà Nội, tr 321 – 329.

28.    Hà văn Thiệu, Nguyễn Hữu Kỳ (2003), ”Nghiên cứu tình hình và một số yếu tố nguy cơ đến NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi”, Tạp chí Y học Việt Nam số 2 – 2003, trang 11-16

29.    Huỳnh Văn Nên (2000), “ Nhìn lại tình hình tử vong do viêm phổi ở trẻ em dưới 1 tuổi tại cộng đồng sau 4 năm triển khai hoạt động chăm sóc sức khoẻ trẻ em tại tuyến y tế cơ sở”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học năm 2000, Hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ 17, tr.177-181.

30.    Nguyễn Khắc Sơn, Đinh Văn Thức, Ngô Đức Kiểm và CS

(1996), “ tình hình tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trong 3 năm 1990¬1992 tại 16 xã huyện An Lão, Hải phòng ”, Nhi khoa- Hội nhi khoa Việt Nam, 4(1), tr.21-23.

31.    Phạm Bích Vân, Phạm Văn Thắng (2005), “Nghiên cứu tử vong trong 24 giờ đầu nhập viện của trẻ 1 tháng đến 15 tháng tuổi tại bệnh viện Nhi Trung ương”, Tạp chí Yhọc Việt Nam, số 3-2005, tr 22-27.

TIẾNG ANH

31.    Antonio Pio (2003), “Standard case management of pneumonia in children in developing countries: the cornerstone of the acute respiratory infection programme”, Public Health Classics, Bulletin of the World Health Organization 2003, 81 (4), pp. 298 – 300

32.    Abdumoniem I, AI- Ghamdi S.A (2002), “ Relationship between breast- feeding duration and acute respiratory infections in infants ”, Saudi- Med, Apr, 22(4), pp.347-50.

33.    Arabpour M, Samarbafzadeh AR, Makvandi M, Shamsizadeh A, Percivalle E, Englud J, Latifi SM. The highest prevalence of human metapneumovirus in Ahwaz children accompanied by acute respiratory infections. Indian J Med Microbiol. 2008 Apr- Jun;26(2): 123-6. PubMed PMID: 1844594

34.    Falade aG, Tschappeler H, GreeWood BM, Mulholland EK (1995), ”Use of simple clinical signs to predict pneumonia in young Gambian children: the influence of malnutrition ”, Medical research Council Laboratories, Banjul The Gambia

35.    Cunha A.L (2003), “ Relationship between acute respiratory infection and malnutrition in children under 5 years of age”, Acta. Paediatr, May, 59(5), pp.608-9.

36.    J.Bryce, C. Boschi, K. Shibuay and WHO Child Health Epidemiology Reference Group (2005), WHO estimates of the causes of death in children. Lancet, pp.47 – 52.

37.    James H. Kilabuko, Hidieki Matsuki and Satoshi Nakai (2007), “Air Quality and Acute Respiratory Illness in Biomass Fuel using homes in Bagamoyo, Tanzania”, International Journal of Environmental Research and Public Health 2007, 4(1), pp. 39 – 44.

38.    Luiz Fernando, Nascimento C, Ricardo Marcitelli (2004), Hierarchical approach to determining risk factors for pneumonia in children. J. Bras. Pneumol, pp. 5

39.    Nascimento C, Rocha H, Bengui Y ( 2002), Effects of socioeconomic status on presentation with acute lower respiratory tract disease in children in Slvador, northeast Bazil Pedia Pulmonol, pp. 244- 248

40.    Simiyu DE, Nafula EM, Nduati RV(2003) “Mother’s knowledge, attitudes and practices regarding acute respiratory infections in children in Baringo distric, Kenya”. East AFR Med J 2003 Jun;80(0):303 -7

41.    Muhe L. (2000), “Mothers ’ perceptions of signs and symptoms of acute respiratory infections in their children and their assessment of severity in an urban community of Ethiopia”, Ann troppaediatric, pp.45

42.    Hop L.T., Gross R, Giay T, Lang N.T (2000), “ Premature complementory feeding os associated with poorer growth of Vietnamise children”, J.Nutr., Nov., 13-(11), pp.2683-90

43.    Mariam Claeson, Ronal J.W (2005), “ The evolution of child heath programmes in developing countries: from targeting diseaes to targeting people”, Bull.WHO, 78(10), pp.1234-1245.

44.    Philis Tilson Piotrow, Lawrence kincaid et Al. (1997), “ Health Communication: Lessons from Family Planning and Reproductive health ”, Johns Hopkins school of Public Health, pp.20-28, 51-56, 110-129.

45.    Weber M.W, Mullholland E.K, Greenwood B.M (2006), “ Respiratory syncytial virus infection in tropical and developing countries ”. Trop.Med. Int. Health, Apr, 3(4), pp. 268-80

46.    Rashid S.F, Hadi A, Afsana K, Begum S.A (2006), “ Acute respiratory infections in rural Bangladesh and community health volunteers”, Trop.Med.Int. Health, April, 6(4), pp.249-55.

47.    WHO (2004), Improving Child Health, IMCI: The intergrated approach Division of child Health and development family and reproductive health, WHO., pp.6-7.

48.    WHO (2005), Improving family and community practices: A component of the IMCI strategy, Departement of child and adolescent health and developing, WHO/ UNICEF, 2, pp.1-3.

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN    i

LỜI CẢM ƠN    ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT    iii

MỤC LỤC    iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU    v

ĐẶT VẤN ĐỀ    v

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3

1.1.    Khái niệm, phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính    3

1.1.1.    Khái niệm    3

1.1.2.    Phân loại các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính    3

1.2.    Chương trình NKHHCT    4

1.3.    Tình hình mắc NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới và tại Việt Nam     6

1.3.1.    Tình hình mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi trên

Thế giới.    6

1.3.2.    Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Việt Nam    8

1.4.    Kiến thức và thực hành của bà mẹ về NKHHCT    11

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    15

2.1.    Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu    15

2.1.1.    Đối tượng nghiên cứu:    15

2.3 Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu    17

2.4.    Các biện pháp khắc phục sai số    21

2.5.    Xử lý số liệu:    22

2.6.    Đạo đức trong nghiên cứu    22

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    23

3.1    Đặc điểm dịch tễ học NKHHCT ở trẻ từ 2 tháng – 5 tuổi tại khoa Hô hấp – bệnh viện Trẻ Em Hải Phòng    23 

3.2    Một số thông tin chung về mẹ    27

3.2.1     Kiến thức của bà mẹ có con 02 tháng – 5 tuổi về NKHHCT    30

3.2.2    Thực hành chăm sóc trẻ mắc NKHHCT    37

3.2    Kiến thức – thực hành của bà mẹ về NKHHCT    42

Chương 4: BÀN LUẬN    47

4.1.    Đặc điểm dịch tễ học bệnh nhiễm khuẩn hô cấp tính ở trẻ từ 02

tháng – 5 tuổi tai khoa Hô Hấp – bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2013    47

4.2.    Kiến thức, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về NKHHCT 54

4.2.1.    Kiến thức của bà mẹ về NKHHCT.    54

4.2.2    Thực hành của bà mẹ về NKHHCT.    58

KẾT LUẬN    63

1.    Tỷ lệ về NKHHCT ở trẻ từ 2 tháng – 5 tuổi    63

2.    Kiến thức – thực hành của bà mẹ về NKHHCT    63

KHUYẾN NGHỊ    65

TÀI LIỆU THAM KHẢO    66

PHỤ LỤC    73 

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tình hình NKHHCT ở một số nước Châu Á [8]    6

Bảng 1.2. Số liệu tử vong trẻ em do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại một số

nước trên Thế giới [25]    7

Bảng 3.1 Phân bố tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT điều trị tại khoa Hô hấp theo số

bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện    23

Bảng 3.2. Phân bố trẻ mắc NKHHCT điều trị tại khoa Hô hấp theo tháng

vào viện    24

Bảng 3.3. Phân bố trẻ từ 02 tháng – 5 tuổi mắc NKHHCT theo nhóm tuổi.

    25

Bảng 3.4 Phân bố trẻ từ 02 tháng – 5 tuổi mắc NKHHCT theo giới    25

Bảng 3.5 Phân bố trẻ từ 02 tháng – 5 tuổi mắc NKHHCTtheo địa dư    26

Bảng 3.6. Phân bố trẻ từ 02 tháng – 5 tuổi mắc NKHHCT theo chẩn đoán

vào viện    26

Bảng 3.7 Phân bố bà mẹ có con 02 tháng – 5 tuổi theo nhóm tuổi và kiến

thức, thực hành của bà mẹ về NKHHCT    27

Bảng 3.8. Phân bố nghề nghiệp của các bà mẹ có con 02 tháng – 5 tuổi theo

kiến thức, thực hành của bà mẹ về NKHHCT    28

Bảng 3.9. Phân bố trình độ học vấn của bà mẹ có con 02 tháng – 5 tuổi

theo chẩn đoán bệnh của con    29

Bảng 3.10. Phân bố kiến thức của bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi về

NKHHCT theo chẩn đoán bệnh của con    30

Bảng 3.11. Kiến thức của bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi về các triệu

chứng khi trẻ mắc NKHHCT    31

Bảng 3.12. Kiến thức của bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi về mốc thở

nhanh ở trẻ dưới 5 tuổi    32

Bảng 3.13. Kiến thức của bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi về các dấu hiệu của viêm phổi nặng    32

Bảng 3.14. Kiến thức của bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi về các dấu

hiệu cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám bệnh    33

Bảng 3.15. Tỷ lệ các bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi biết về phòng nhiễm

khuẩn hô hấp cấp tính    34

Bảng 3.16. Tỷ lệ bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi cho rằng NKHHCT có

thể phòng được    34

Bảng 3.17. Phân bố các phương pháp bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi biết

để phòng NKHHCT cho trẻ    35

Bảng 3.18 . Tỷ lệ các nguồn thông tin có con từ 02 tháng – 5 tuổi bà mẹ

biết về phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính    36

Bảng 3.19 Phân bố các bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi theo chế độ nuôi

con bằng sữa mẹ    37

Bảng 3.20. Phân bố bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi theo thời gian bà mẹ

cai sữa cho con    38

Bảng 3.21. Phân bố thời điểm mà bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi bắt đầu

cho trẻ ăn sam theo kiến thức, thực hành của bà mẹ vềNKHHCT    39

Bảng 3.22. Phân bố tỷ lệ cho con đi tiêm chủng của các bà mẹ có con từ 02

tháng – 5 tuổi theo kiến thức, thực hành của bà mẹ vềNKHHCT    40

Bảng3.23. Tỷ lệ hút thuốc lá trong gia đình các bà mẹ có con từ 02 tháng –

5 tuổi theo chẩn đoán bệnh của trẻ    41

Bảng 3.24. Tỷ lệ loại bếp đun gia đình các bà mẹ có con từ 02 tháng – 5

tuổi sử dụng    41

Bảng 3.25. Tỷ lệ bà mẹ có con 02 tháng – 5 tuổi đếm nhịp thở chính xác. 42 Bảng 3.26. Tỷ lệ bà mẹ có con 02 tháng – 5 tuổi nhận biết dấu hiệu rút lõm

lồng ngực    42

Bảng 3.27. Địa điểm bà mẹ các bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi thường đưa trẻ tới khám bệnh    43 

Bảng3.28. Thực hành sử dụng thuốc cho trẻ bị NKHHCT của bà mẹ các bà

mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi    44

Bảng 3.29. Tỷ lệ các triệu chứng bà mẹ các bà mẹ có con từ 02 tháng – 5

tuổi thường theo dõi khi trẻ mắc NKHHCT    45

Bảng 3.30. Cách bà mẹ có con từ 02 tháng – 5 tuổi cho trẻ ăn , uống khi trẻ bị mắc NKHHCT    46

Leave a Comment