THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TUYẾN TRUNG ƯƠNG, TUYẾN TỈNH NĂM 2015 – 2016 VÀ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP GIÁM SÁT CHỦ ĐỘNG

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TUYẾN TRUNG ƯƠNG, TUYẾN TỈNH NĂM 2015 – 2016 VÀ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP GIÁM SÁT CHỦ ĐỘNG

Luận án tiến sĩ y học THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TUYẾN TRUNG ƯƠNG, TUYẾN TỈNH NĂM 2015 – 2016  VÀ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP GIÁM SÁT CHỦ ĐỘNG .Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế. Chất thải y tế được phân định thành chất thải y tế lây nhiễm, chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm và chất thải y tế thông thường [1].
Chất thải y tế không được xử lý tốt gây nguy cơ đến sức khỏe cho nhân viên y tế, sức khỏe cho cộng đồng và tác động đến môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí [2]. Việc phơi nhiễm với các chất thải y tế nguy hại có thể dẫn tới sự lây nhiễm mầm bệnh và ảnh hưởng tới sức khỏe [3]. Các tác nhân truyền nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể người qua các đường như: qua da (vết trầy xước, vết đâm xuyên hoặc vết cắt trên da); qua các niêm mạc (màng nhầy); qua đường hô hấp (do xông, hít phải); qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải) [2]. Năm 2000, Tổ chức Y tế Thế giới đã ước tính có khoảng 23 triệu người đã bị phơi nhiễm với viêm gan virus B, C và HIV trên toàn cầu do lây nhiễm qua những bơm kim tiêm tại các cơ sở y tế [4]. Những ảnh hưởng môi trường khác cũng có thể thấy từ việc quản lý kém chất thải y tế đó là vấn đề về ô nhiễm mùi, sự phát sinh ruồi, gián, sâu bọ, các động vật gặm nhấm và nguy hiểm hơn là sự ô nhiễm nguồn nước ngầm và sự phát triển của các loài sinh vật trong tự nhiên do việc chôn lấp chất thải y tế không đúng quy chuẩn [5], [6].

Theo Niên giám thống kê năm 2018, cả nước có gần 13547 cơ sở y tế, bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh thuộc các tuyến Trung ương, tỉnh, huyện, bệnh viện ngành và bệnh viện tư nhân. Theo Bộ Y tế, năm 2015, tổng lượng nước thải phát sinh từ các bệnh viện trên toàn quốc khoảng 300.000 m3/ngày đêm [7]. Cùng với sự phát triển và sự tăng nhanh về số lượng giường bệnh điều trị, khối lượng phát sinh chất thải rắn y tế có chiều hướng ngày càng gia tăng. Theo thống kê, mức tăng chất thải y tế hiện nay là 7,6%/năm. Ước tính đến năm 2020 sẽ là 800 tấn/ngày. Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, qua khảo sát của Sở Y tế, lượng chất thải rắn y tế từ hoạt động khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong năm 2014 là khoảng gần 3.000 tấn [8].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, quản lý tốt chất thải y tế góp phần giảm thiểu nguy cơ gây hại cho sức khoẻ con người và môi trường và, giảm chi phí trong quản lý, xử lý chất thải y tế [9]. Hiện nay, ở Việt Nam việc đánh giá quản lý chất thải y tế được thực hiện thông qua hoạt động quan trắc môi trường với tần suất quan trắc chỉ từ 2-4 lần/năm và thực hiện bởi các đơn vị chức năng. Tuy nhiên, việc thuê các đơn vị quan trắc môi trường đòi hỏi chi phí tốn kém và không chủ động. Trong khi đó để quản lý, giám sát công tác quản lý chất thải y tế một cách hiệu quả thì cần cập nhật thường xuyên và liên tục các số liệu quan trắc môi trường y tế nhằm phát hiện sớm những chỉ số, tiêu chí chưa đạt trên cơ sở đó chủ động, thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời các tồn tại, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường trước khi đơn vị có chức năng đến quan trắc, đánh giá định kỳ theo quy định. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài nhằm các mục tiêu:
1.    Mô tả thực trạng quản lý chất thải y tế tại 92 bệnh viện tuyến  trung ương và tuyến tỉnh năm 2015 – 2016.
2.    Đánh giá hiệu quả thử nghiệm giải pháp giám sát chủ động chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên và bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. 

MỤC LỤC
    Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục sơ đồ, hình vẽ    
ĐẶT VẤN ĐỀ        1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN    3
1.1. Một số khái niệm, định nghĩa    3
1.2. Tình hình quản lý chất thải y tế hiện nay    5
1.2.1. Phân loại chất thải y tế, nguy cơ đối với môi trường và sức khỏe    5
1.2.2. Các phương pháp xử lý chất thải y tế    11
1.2.3. Giám sát môi trường bệnh viện    15
1.3. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới    22
1.4. Tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam    28
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    34
2.1. Đối tượng nghiên cứu    34
2.2. Địa điểm nghiên cứu    35
2.3. Thời gian nghiên cứu    35
2.4. Phương pháp nghiên cứu    36
2.5. Quản lý và xử lý số liệu    49
2.6. Sai số và biện pháp hạn chế sai số    52
2.7. Một số tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu    54
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    58
2.9. Hạn chế của đề tài    59
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    60
3.1. Thực trạng quản lý chất thải y tế tại 92 bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh năm 2015 – 2016    60
3.1.1. Thực trạng thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong  quản lý chất thải y tế tại bệnh viện    60
3.1.2. Thực trạng phát thải và quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện    65
3.1.3. Thực trạng xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện    74
3.1.4. Thực trạng hệ thống xử lý nước thải tại bệnh viện    78
3.2. Hiệu quả thử nghiệm giải pháp giám sát chủ động chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên và tỉnh Thanh Hóa    85
3.2.1. Hiệu quả kiểm soát phát sinh, quản lý và xử lý chất thải rắn y tế    85
3.2.2. Hiệu quả trong giám sát hệ thống xử lý nước thải    94
3.2.3. Tính khả thi, phù hợp và khả năng duy trì của mô hình đối với các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh    97
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN    105
4.1. Về thực trạng quản lý chất thải y tế tại 92 bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh năm 2015 – 20166    105
4.2. Về kết quả xây dựng và thử nghiệm mô hình giám sát chủ động
chất thải rắn và nước thải y tế tại hai bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh    123
KẾT LUẬN    136
KIẾN NGHỊ    138
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN    
TÀI LIỆU THAM KHẢO    
PHỤ LỤC    

DANH MỤC BẢNG

Bảng    Tên bảng    Trang
1.1    Một số vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm có thể thấy trong  chất thải y tế lây nhiễm    9
1.2    Phương pháp phân tích nước thải y tế    20
1.3    Phương pháp phân tích khí thải lò đốt chất thải y tế    21
1.4    Phương pháp phân tích môi trường không khí    22
1.5    Tỷ lệ phát sinh chất thải y tế trên thế giới theo khu vực    23
2.1    Độ lặp lại tối đa chấp nhận tại các nồng độ khác nhau 
(theo AOAC)    52
3.1    Thông tin chung về bệnh viện    60
3.2    Thực trạng tuân thủ quy định hành chính trong công tác 
bảo vệ  môi trường bệnh viện    61
3.3    Thực trạng thực hiện một số văn bản pháp luật về quản lý chất thải y tế tại bệnh viện    62
3.4    Thực trạng quan trắc môi trường định kỳ tại bệnh viện    63
3.5    Thực trạng sổ sách ghi chép theo dõi về quản lý chất thải    64
3.6    Khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh tại các bệnh viện    65
3.7    Tổng khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh trung bình ngày    65
3.8    Khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh theo tuyến bệnh viện    66
3.9    Khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh theo loại hình bệnh viện    67
3.10    Thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ chất thải rắn y tế    68
3.11    Thực trạng tuân thủ quy định về dụng cụ thu gom chất thải rắn y tế    69
3.12    Thực trạng thùng đựng chất thải rắn y tế    70
3.13    Thực trạng hộp đựng chất thải rắn y tế sắc nhọn    71
3.14    Thực trạng dụng cụ thu gom, lưu trữ chất thải rắn y tế theo tuyến bệnh viện    72
3.15    Thực trạng nhà lưu trữ chất thải rắn y tế theo tuyến bệnh viện    73
3.16    Các phương thức xử lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện    74
3.17    Tỷ lệ lò đốt đạt tiêu chí đánh giá tại các bệnh viện    75
3.18    Thực trạng quản lý, sử dụng lò đốt tại bệnh viện    76
3.19    Thực trạng quản lý, sử dụng lò hấp tại bệnh viện    77
3.20    Lượng nước thải phát sinh tại các bệnh viện    78
3.21    Tổng lượng nước thải y tế phát sinh tại các bệnh viện    79
3.22    Thực trạng công tác xử lý nước thải bệnh viện    80
3.23    Tỷ lệ đạt các chỉ tiêu hoá lý của nước thải sau xử lý  theo QCVN 28:2010/BTNMT theo tuyến bệnh viện    82
3.24    Tỷ lệ đạt các chỉ tiêu vi sinh của nước thải sau xử lý 
theo QCVN 28:2010/BTNMT theo tuyến bệnh viện    84
3.25    Chất lượng nước thải y tế sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT    84
3.26    Khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh tại  hai bệnh viện tham gia nghiên cứu (kg/ngày/khoa)    85
3.27    Tỷ lệ đạt tiêu chí đánh giá về dụng cụ, thiết bị lưu trữ  chất thải y tế theo từng ngày (%)    87
3.28    Tỷ lệ đạt tiêu chí đánh giá về phân loại chất thải y tế theo ngày (%)    88
3.29    Tỷ lệ đạt tiêu chí đánh giá về thu gom chất thải y tế theo ngày (%)    89
3.30    Tỷ lệ đạt tiêu chí đánh giá về các thiết bị và phương tiện  làm sạch và khử trùng chất thải y tế theo ngày (%)    90
3.31    Tỷ lệ đạt tiêu chí đánh giá về vận chuyển chất thải y tế tế 
theo ngày (%)    91
3.32    Tỷ lệ đạt tiêu chí về yếu tố vật lý, hoá học, sinh học  tại buồng bệnh theo tuần (%)    92
3.33    Tỷ lệ đạt tiêu chí đánh giá về các yếu tố vật lý cảm quan,  sinh học… tại khu vực hành lang, phòng chờ của người bệnh (%)    93
3.34    Kết quả quan sát vận hành xử lý nước thải theo các ngày trong tuần và tại bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên và bệnh viện đa khoa Thanh Hoá    96
3.35    So sánh kết quả đánh giá bất hoạt vi sinh giữa bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên và Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường    98
3.36    So sánh kết quả đánh giá bất hoạt vi sinh giữa bệnh viện 
đa khoa Thanh Hóa và Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và 
môi trường    98
3.37    So sánh kết quả phân tích nước thải giữa bệnh viện đa khoa  khu vực Phúc Yên và Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và 
môi trường    99
3.38    So sánh kết quả phân tích nước thải giữa bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên và Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường    100

Leave a Comment