Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người Mông ở hai huyện Mù Kang Chải, Trạm Tấu tỉnh Yên Bái

Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người Mông ở hai huyện Mù Kang Chải, Trạm Tấu tỉnh Yên Bái

Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người Mông ở hai huyện Mù Kang Chải, Trạm Tấu tỉnh Yên Bái

LƯỜNG VĂN HOM, ĐÀM KHẢI HOÀN và CS

TÓM TẮT

Về sức khoẻ: Chiều cao, cân nặng cũng như chỉ số BMI của thanh niên Mông nhìn chung thấp (thanh niên 15 tuổi: Chiều  cao  trung  bình:  152,84  ±  7,55,  cân  nặng:  44,08  ±5,87, BMI: 18,84  ±  1,89); Tỷ lệ BMI thấp: 15 tuổi: 41,3%, 16 tuổi: 26%, 17 tuổi: 15,7%, 18 tuổi: 10,7%; Tỷ lệ trẻ được đẻ tại nhà rất cao (gần 100%). Tỷ lệ bà mẹ được khám thai và tiêm phòng  uốn ván rất thấp (39% và 64%). Thực hiện chương trình nuôi con bằng sữa mẹ  kết quả khá. Tỷ lệ trẻ em tiêm chủng đầy đủ cũng như tỷ lệ trẻ có sẹo lao tương đối cao.  Về  chương trình DS-KHHGĐ: Tỷ lệ  cặp vợ chồng áp dụng BPTT  thấp (59%), hàng đầu là đặt vòng (51,8%). Đa số phụ nữ Mông lấy chồng sớm (tuổi trung bình phụ nữ lấy chồng  là 18), phần lớn phụ nữ Mông đẻ sớm (80%)  và có một tỷ lệ khá lớn đẻ nhiều (49%).Thực trạng bệnh tật: Tỷ lệ SDD của trẻ em<5 tuổi khá cao: thể còm  (nhẹ cân) (35,67%), thể còi (36,95%), thể còi cọc  (34,27%) ;  T ỷ  lệ  bệnh  tật  trong  2  tuần  qua  khá  cao (28,8%), Về mô hình bệnh tật hàng đầu là các bệnh hô hấp (sốt ho) (63,5%), tiếp theo là các bệnh tiêu hoá (tiêu chảy và đau bụng), đau lưng khớp…Các tác  giả khuyến nghị:  Ngành y tế  Yên  Bái  cần mở thêm các  lớp tập huấn nâng cao năng lực  tổ chức quản lý CSSK và cải thiện kỹ năng truyền thông-GDSK cán bộ y tế huyện, xã của hai huyện Mù Kang Chải, Trạm Tấu tỉnh Yên Bái để làm tốt công tác CSSK cho người Mông; Tích cực TTGDSK cho người Mông để cải thiện môi trường sống, cải tạo các  phong tục tập  quán  lạc hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Trung Chiến, Nguyễn Thành Trung, Ngô Khang Cường và CS (2003), Mô hình nhà y tế bản cho vùng cao miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn ở Việt Nam, Nxb. Y học, Hà Nội, Tr. 54-79.

2.  Đàm  Khải  Hoàn,  Dương  Minh  Thu.  Tìm  hiểu  một  số phong tục tập quán liên  quan đến sức khỏe ở 2 cộng đồng dân 

tộc Nùng Mông thuộc xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.  Tài liệu hội thảo khoa học CSSK phụ nữ dân tộc thiểu số 1997.

3.  Đàm  Khải  Hoàn.  Nghiên  cứu  xây  dựng  mô  hình  cộng đồng tham gia vào các hoạt động chăm sóc  sức khoẻ ban đầu cho nhân dân một số vùng núi phía Bắc, Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân y 1998.

4. Đàm Khải Hoàn và CS.  Thực trạng chăm sóc sức khoẻ cho người Mông ở tỉnh Hà Giang. Tạp chí khoa học công nghệ Đại học Thái Nguyên. Thái Nguyên 2000.

5. Đàm Khải Hoàn và CS. Nghiên cứu một số phong tục tập quán có ảnh hưởng đến sức khoẻ ở 2 cộng đồng dân tộc Thái và Mông  thuộc miền núi tỉnh Nghệ An. Tạp chí khoa học công nghệ Đại học Thái Nguyên. Thái Nguyên 2001.

6. Đàm Khải Hoàn và CS.  Thực trạng chăm  sóc  sức khoẻ ban  đầu  cho  người  dân  tộc  Nùng  và  Mông  ở  xã  Quang  Sơn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Nội san khoa học công nghệ Y Dược miền núi của trường đại học y khoa Thái Nguyên. Thái Nguyên 2001

7. Đàm Khải Hoàn và CS. Thực trạng KAP về sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ Mông ở các bản vùng cao huyện Đồng Hỷ tỉnh  Thái  Nguyên.  Nội san khoa học công nghệ Y Dược miền núi của trường đại học y khoa Thái Nguyên. Thái Nguyên 2003

8. Hoàng Khải Lập, Nguyễn Thành Trung, Nông Thanh Sơn và các cộng sự (1999),  Nghiên cứu chính sách CSSKBĐ thích hợp cho đồng bào thiểu số Mông và Giấy ở miền Bắc Việt Nam, Báo  cáo  tổng  kết  đề  tài  nghiên  cứu  khoa  học  cấp  bộ.  Thái Nguyên, 1999, Tr 1;

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment