THỰC TRẠNG THIẾU I ỐT Ở PHỤ NỮ TUỔI 15 – 49 TẠI TỈNH HẬU GIANG, NĂM 2014
THỰC TRẠNG THIẾU I ỐT Ở PHỤ NỮ TUỔI 15 – 49 TẠI TỈNH HẬU GIANG, NĂM 2014
Nguyễn Văn Lành*, Phan Quốc Tuấn
Trung Tâm Y Tế Dự Phòng tỉnh Hậu Giang
TÓM TẮT
Nghiên cứu mô tả cắt ngang về tình hình sử dụng muối I ốt và thực trạng thiếu I ốt niệu được thực hiện trên 420 phụ nữ tuổi từ 15 đến 49 đại diện cho hộ gia đình và là người trực tiếp chế biến thức ăn cho gia đình ở 30 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 70,7% hộ gia đình sử dụng muối I ốt để chế biến thức ăn hàng ngày nhưng chỉ có 34,8% mẫu muối đạt tiêu chuẩn về nồng độ I ốt phòng bệnh ( 200g I/10g muối) và 26,2% số phụ nữ trong nghiên cứu có lượng I ốt niệu đạt tiêu chuẩn (không thiếu I ốt). Trình độ văn hóa là yếu tố liên quan đến tần suất sử dụng muối I ốt.
I ốt là một nguyên tố vi lượng tham gia vào quá trình hình thành hooc môn tuyến giáp, tác động tới các giai đoạn phát triển của đời sống con người. Một số loại thiếu vi chất dinh dưỡng hay gặp ở Việt Nam hiện nay là: thiếu i-ốt, thiếu sắt và thiếu vitamin A, trong đó thiếu I ốt được coi là thiếu vi chất phổ biến nhất. Tác hại do thiếu I ốt đặc biệt đối với phụ nữ có thai là làm tăng tỷ lệ sẩy thai, đẻ non, thai chết lưu, trẻ sinh ra thiểu năng trí tuệ, dị tật, kém phát triển thể chất, người trưởng thành sẽ ảnh hưởng về trí lực, giảm sút khả năng lao động, tình trạng bướu cổ và nặng hơn là suy giáp.
Ngày nay có khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới bị đe doạ thiếu I ốt, trong đó 200 triệu người bị bướu cổ, 20 triệu người tổn thương não do thiếu I ốt [1, 2]. Nhằm phòng, chống các rối loạn do thiếu I ốt, Việt nam đã lựa chọn giải pháp bổ sung I ốt qua muối ăn hàng ngày cho người dân trong cộng đồng sử dụng và Việt
Nam đã tuyên bố thanh toán tình trạng thiếu hụt I ốt năm 2005.Tại tỉnh Hậu Giang, sau năm 2005, hoạt động phòng chống rối loạn do thiếu I ốt trở thành hoạt động thường quy tại địa phương, tuy nhiên hiệu quả còn hạn chế. Để đánh giá tình hình sử dụng muối I ốt của cộng đồng Hậu Giang, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng thiếu I ốt ở phụ nữ 15 – 49 tuổi ở tỉnh Hậu Giang năm 2014” với mục tiêu xác định tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối I ốt và nồng độ I ốt niệu ở các phụ nữ trực tiếp chế biến thức ăn cho gia đình ở tỉnh Hậu Giang.
THỰC TRẠNG THIẾU I ỐT Ở PHỤ NỮ TUỔI 15 – 49 TẠI TỈNH HẬU GIANG, NĂM 2014
Leave a Reply