THỰC TRẠNG THIẾU VI CHẤT Ở TRẺ TỪ 6 THÁNG ĐẾN DƯỚI 5 TUỔI

THỰC TRẠNG THIẾU VI CHẤT Ở TRẺ TỪ 6 THÁNG ĐẾN DƯỚI 5 TUỔI

THỰC TRẠNG THIẾU VI CHẤT Ở TRẺ TỪ 6 THÁNG ĐẾN DƯỚI 5 TUỔI
Chu Thị Phương Mai1, Nguyễn Thị Thúy Hồng1,2, Nguyễn Thị Hằng2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Nhi Trung Ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thể chất và tinh thần ở trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi. Bên cạnh suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cũng là một vấn đề sức khoẻ được quan tâm. Nghiên cứu được tiến hành trên 234 trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi tại Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương, trong thời gian từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 9 năm 2021 bằng phương pháp tiến cứu mô tả cắt ngang, nhằm đánh giá tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ. Kết quả nghiên cứu: Trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng chiếm tới 73,0%, trong đó thiếu sắt chiếm tỷ lệ cao nhất ((36,8%), tiếp đó là thiếu kẽm (28,6%), thiếu vitamin D (20,9%) và thiếu canxi (3,0%).  Tỷ lệ thiếu sắt và kẽm ở trẻ sống ở vùng nông thôn cao hơn so với thành thị, lần lượt là 27,1% so với 40,9% và 14,3% so với 34,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi còn cao, trong đó thiếu sắt chiếm tỷ lệ cao nhất. Trẻ sống ở vùng nông thôn, miền núi có tỷ lệ thiếu vi chất cao hơn so với trẻ sống ở vùng thành thị.

Dinh  dưỡng  đóng  vai  trò  quan  trọng  trong quá trình phát triển thể chất và tinh thần ở trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi. Bên cạnh suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cũng là một vấn đề sức khoẻ được quan tâm. Thiếu vi chất dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần, trí tuệ của trẻ và để lại hậu quả nặng nề cho sức khỏe hiện tại cũng như lâu dài của trẻ. Suy dinh duỡng và thiếu vi chất cũng làm cho trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp và tiêu hoá. Hơn nữa, khi trẻ mắc bệnh tiên lượng xấu hơnvà làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ. Trong những năm qua, công tác phòng chống thiếu vi chất đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu vitamin D, sắt, kẽm… vẫn  còn  cao.  Theo  UNICEF,  hiện  nay  trên  thế giớicó khoảng 2 tỷ người có nguy cơ thiếu đa vi chất, còn được coi là “thiếu ăn tiềm tàng”. Tại Việt  Nam,  theo  điều  tra  của  Viện  Dinh  dưỡng (2015), tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 27,8%, tỷ lệ này có xu hướng cao hơn ở miền núi và nông thôn so với ở thành thị.1Bên cạnh đó, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi lên tới 69,4%. Tỷ lệ thiếu vitamin A ở lứa tuổi này là 41,6%,  trong  đó  cao  nhất  ở  nhóm  trẻ  dưới  6 tháng tuổi (44,4%).2Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giátình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi tại Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương

Chi tiết bài viết
Từ khóa
thiếu vi chất dinh dưỡng, trẻ dưới 5 tuổi

Tài liệu tham khảo
1. Viện Dinh dưỡng. Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm. Viện Dinh dưỡng Quốc gia. 2015. 
2. Trần Thúy Nga, Nguyễn Quang Dũng, Đặng Thúy Nga. Tình trạng thiếu vitamin A, kẽm ở trẻ dưới 5 tuổi tại 5 xã, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tạp chí Y học dự phòng. 2014;4(153). 
3. World Health Organization. WHO guideline on use of ferritin concentrations to assess iron status in individuals and populations. 2020. https:// apps.who.int/iris/handle/10665/331505. Licence: CC BY-NC-SA 3.0 IGO.29. 
4. Maverakis E, Fung MA, Lynch PJ, et al. Acrodermatitis enteropathica and an overview of zinc metabolism. Journal of the American Academy of Dermatology. 2007;56(1):116-124. 
5. Munns CF, Shaw N, Kiely M, et al. Global consensus recommendations on prevention and management of nutritional rickets. Hormone research in paediatrics. 2016;85(2):83-106. 
6. World Health Organization. Anaemia in Women and Children: WHO Global Anaemia Estimates, 2021 Edition. World Health Organization; Geneva, Switzerland: 2021. [(accessed on 29 September 2021)]. Available online: https://www.who.int/data/gho/data/themes/topics/anaemia_in_women_and_children. 
7. Das J.K, Kumar R, Salam R.A et al. Systematic review of Zinc fortification trials. Ann Nutr Metab. 2013;62(1):44-56. 
8. Trần Thị Nguyệt Nga, Vũ Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lâm và cộng sự. Thiếu vitamin D và một số yếu tố liên quan ở trẻ 12-36 tháng tại huyện Gia Lộc, tỉnh hải Dương. Tạp chí Y học thực hành. 2016;2(996):66-70. 

THỰC TRẠNG THIẾU VI CHẤT Ở TRẺ TỪ 6 THÁNG ĐẾN DƯỚI 5 TUỔI

Leave a Comment