Thực trạng và hiệu quả tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng tại Thái Nguyên, Khánh Hoà, Sóc Trăng (2004 – 2006)

Thực trạng và hiệu quả tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng tại Thái Nguyên, Khánh Hoà, Sóc Trăng (2004 – 2006)

Đại dịch HIV/AIDS xuất hiên từ năm 1981, đến nay đã thực sự trở thành hiểm họa toàn cầu với những diễn biến hết sức phức tạp và nghiêm trọng. Theo báo cáo từ Chương trình Phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS, tính đến cuối năm 2006, toàn thế giới có khoảng 39,5 triệu người nhiễm HIV/AIDS. Riêng năm 2006, có 4,3 triệu người nhiễm mới, 2,9 triệu người chết vì AIDS. Mỗi ngày, có khoảng 14.000 trường hợp nhiễm HIV (trong đó: 2.000 trẻ em) và 95% các trường hợp nhiễm mới này ở các nước đang phát triển [60], [139], [146], [147].
Nhiễm HIV/AIDS cũng đang là vấn đề bức xúc ở Việt Nam. Theo số liệu của Bô Y tế, đến 31/12/2006, luỹ tích các trường hợp nhiễm HIV/AIDS được báo cáo trên toàn quốc: 116.565 người, trong đó 20.195 trường hợp chuyển thành AIDS và 11.802 người đã chết vì AIDS [36]. Tuy vậy, số lượng thực tế có thể cao hơn nhiều số liệu báo cáo. Hơn nữa, sự phân biệt đối xử của công đổng với người nhiễm HIV/AIDS còn phổ biến; chất lượng các dịch vụ tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ cho những đối tượng này chưa tốt làm họ không muốn xét nghiệm hoặc bôc lô tình trạng bệnh của mình. Trong các trường hợp nhiễm HIV/AIDS đã báo cáo cũng mới chỉ quản lý, tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ được khoảng 45%, trong đó 40% là người nhiễm HIV, 70% là bệnh nhân AIDS [22], [33].
Theo kết quả ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam, đến năm 2010 sẽ có khoảng 311.500 trường hợp nhiễm HIV/AIDS, trung bình mỗi năm sẽ có thêm 20.000 – 30.000 người nhiễm mới. Số lượng người nhiễm gia tăng nên nhu cầu tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS ngày càng lớn, đặc biệt tại công đổng. Giải quyết vấn đề này được xác định là môt trong những nôi dung trọng tâm của Chiến lược Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 [10], [97].
Thái Nguyên, Khánh Hoà, Sóc Trăng là 3 tỉnh có tình hình dịch HIV/AIDS nghiêm trọng, số nhiễm HIV/AIDS phát hiên cao và nằm trong 15 tỉnh/thành có tỷ lê nhiễm HIV/100.000 dân cao nhất Việt Nam. Tại các tỉnh này, nhiễm HIV vẫn ngày một gia tăng, tiến triển thành AIDS ngày càng nhiều [33], [36], trong khi công tác tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS ở cộng đổng còn nhiều bất cập, chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức. Thực trạng hành vi nguy cơ lây truyền HIV và tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đổng đã được một số nghiên cứu đề cập [2], [9], [46], [50], [59], [78] nhưng chưa đầy đủ, chưa có tính đại diện để làm cơ sở cho việc chăm sóc người nhiễm và khống chế sự lan truyền HIV/AIDS. Mặt khác, hoạt động phòng chống HIV/AIDS dựa vào cộng đổng và hiệu quả của nó tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào phân tích, đánh giá. Từ lý do trên, đề tài: “Thực trạng và hiệu quả tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng tại Thái Nguyên, Khánh Hoà, Sóc Trăng (2004 – 2006)” được tiến hành nhằm mục tiêu:
1. Xác định hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV/AIDS tại Thái Nguyên, Khánh Hoà, Sóc Trăng trước tháng 6/2004;
2. Mô tả thực trạng tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HĨV/AIDS tại 3 tỉnh trước can thiệp;
3. Đánh giá hiệu quả hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HĨV/AIDS dựa vào cộng đồng tại địa điểm nghiên cứu trong 2 năm 2004 – 2006.

Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục
Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình, sơ đổ Danh mục biểu đổ
ĐẶT VAN ĐỂ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIÊU 3
1.1. Đặc điểm dịch tễ học nhiễm HIV/AIDS 3
1.1.1. Khái niêm HIV/AIDS 3
1.1.2. Mầm bênh HIV 3
1.1.3. Phương thức lây truyền HIV/AIDS 4
1.1.4. Cảm thụ HIV/AIDS 5
1.2. Tình hình dịch HIV/AIDS 6
1.2.1. Trên thế giới 6
1.2.2. Tại Việt Nam 10
1.3. Hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV/AIDS 15
1.3.1. Tiêm chích ma tuý không an toàn 16
1.3.2. Quan hệ tình dục không an toàn 16
1.3.3. Sự phối hợp các hành vi nguy cơ 17
1.4. Tình hình tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS 18
1.4.1. Trên thế’ giới 18
1.4.2. Tại Việt Nam 23
1.5. Hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS 26
dựa vào cộng đổng
1.5.1. Khái niêm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS 26
dựa vào công đổng
1.5.2. Cơ sở hình thành chiến lược tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người 27
nhiễm HIV/AIDS dựa vào công đổng
1.5.3. Nguyên tắc tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS 31
dựa vào công đổng
1.5.4. Nôi dung tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa 31
vào công đổng
1.5.5. Môt số yếu tố đảm bảo sự thành công với hoạt đông tư vấn, 33
chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào công đổng
Chương 2. Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 35
2.1. Địa điểm, đối tượng, thời gian nghiên cứu 35
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 35
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 36
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu 36
2.2.1. Thiết kế’ nghiên cứu 36
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu mô tả có phân tích 37
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu can thiệp công đổng (trước – sau) 38
2.2.4. Mẫu nghiên cứu và quy trình chọn mẫu 43
2.2.5. Công cụ thu thập thông tin và chỉ số nghiên cứu 45
2.2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu 48
2.2.7. Triển khai điều tra thực địa 48
2.3. Phương pháp xử lý số liêu 50
2.3.1. Xử lý số liệu định lượng 50
2.3.2. Xử lý số liệu định tính 50
2.4. Các biên pháp khống chế sai số 51
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 52
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cúu 53
3.1. Hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV/AIDS 53
3.1.1. Một số đặc điểm của người nhiễm HIV/AIDS 53
3.1.2. Tiêm chích ma tuý không an toàn của người nhiễm HIV/AIDS 55
3.1.3. Quan hê tình dục không an toàn của người nhiễm HIV/AIDS 57
3.1.4. Sinh con sau nhiễm HIV 62
3.1.5. Ảnh hưởng một số yếu tố tới hành vi nguy cơ lây truyền HIV 62
3.2. Thực trạng tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS 66
3.2.1. Tư vấn xét nghiêm HIV 66
3.2.2. Chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS 70
3.2.3. Tiếp cận dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS 75
3.3. Hiệu quả hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm 76
HIV/AIDS dựa vào cộng đổng sau 2 năm can thiệp
3.3.1. Hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV/AIDS 78
3.3.2. Hiệu quả hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm 82
HIV/AIDS
Chương 4. BÀN LUẬN 88
4.1. Hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV/AIDS 88
4.1.1. Một số’ đặc điểm của người nhiễm HIV/AIDS 88
4.1.2. Tiêm chích ma tuý không an toàn của người nhiễm HIV/AIDS 90
4.1.3. Quan hệ tình dục không an toàn của người nhiễm HIV/AIDS 93
4.1.4. Sinh con sau nhiễm HIV 95
4.1.5. Ảnh hưởng một số yếu tố tới hành vi nguy cơ lây truyền HIV 96
4.2. Thực trạng tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS 98
4.2.1. Tư vấn xét nghiệm HIV 98
4.2.2. Chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS 103
4.2.3. Tiếp cận dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS 110
4.3. Hiệu quả hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm 115
HIV/AIDS dựa vào cộng đổng sau 2 năm can thiệp
4.3.1. Hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV /AIDS 115
4.3.2. Hiêu quả hoạt đông tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm 117
HIV/AIDS
4.3.3. —u điểm, hạn chế và khả năng áp dụng thực tiễn mô hình tư vấn, 121
chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào công đổng
KÊT LUẬN 123
KIÊN NGHỊ 125
CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐA CÔNG Bố LIÊN QUAN LUẬN ÁN 126
TÀI LIÊU THAM KHẢO 127
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Cách tính các chỉ số nghiên cứu 144
Phụ lục 2. Tóm tắt hiêu quả thay đổi hành vi nguy cơ lây truyền HIV 147
người nhiễm HIV/AIDS qua các chỉ số
Phụ lục 3. Tóm tắt hiêu quả hoạt đông tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người 148
nhiễm HIV/AIDS qua các chỉ số
Phụ lục 4. Bô phiếu phỏng vấn đinh lượng 150
Phụ lục 5. Bản câu hỏi gợi ý dùng trong thảo luân nhóm và phỏng vấn sâu 162 Phụ lục 6. Danh sách đia điểm nghiên cứu 164
Phụ lục 7. Các bước quản lý và phân tích số liêu đinh tính 167
Phụ lục 8. Những dự án can thiêp khác tại 3 tỉnh trong thời gian tiến 168
hành nghiên cứu
Phụ lục 9. Bản đổ 3 tỉnh nghiên cứu 170
Phụ lục 10. Môt số hình ảnh tham gia nghiên cứu 173
Xác nhân cho phép sử dụng số liêu thực hiên đề tài luân án
Quyết đinh về viêc thành lâp Hôi đổng chấm luân án tiến sỹ cấp nhà nước
Nhân xét luân án của Phản biên 1, 2, 3
Quyết nghi của Hôi đổng chấm luân án tiến sỹ cấp nhà nước 
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment