Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến sống thử của sinh viên Trường Cao Đẳng Y Tế An Giang năm 2020
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến sống thử của sinh viên Trường Cao Đẳng Y Tế An Giang năm 2020
Tên học viên: Nguyễn Thị Nữ
Giáo viên hướng dẫn: TS.BS. Trần Quang Hiền Xã hội không ngừng vận động và phát triển. Bên cạnh những thay đổi mang tính tích cực thì cũng có một số vần đề mang chiều hướng tiêu cực đáng quan tâm như những lệch lạc trong các quan niệm về tình yêu, hôn nhân và gia đình làm ảnh hưởng đến giá trị đạo đức và văn hóa đặc trưng của người Việt mà nổi bật là thực trạng “sống thử” của sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Không những vậy mà hậu quả do sống thử mang lại rất nặng nề: nhiều trường hợp mang thai ngoài ý muốn làm việc học bị dở dang, nạo phá thai ở tuổi vị thành niên. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, đề tài “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến sống thử của sinh viên Trường Cao Đẳng Y Tế An Giang năm 2020” được thực hiện với 2 mục tiêu chính: Mô tả thực trạng sống thử của sinh viên Trường Cao Đẳng Y Tế An Giang năm 2020 và một số yếu tố ảnh hưởng đến sống thử để góp phần vào công tác giáo dục cho sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường về tay nghề và đạo đức sống. Từ đó, biết được nhu cầu cần thiết của sinh viên để kịp thời trang bị cho các em những kiến thức về kỹ năng sống. Thiết kế nghiên cứu là cắt ngang và phân tích trên 337
sinh viên qua bộ câu hỏi phát vấn trực tiếp, phỏng vấn sâu của 14 sinh viên và 4 giảng viên của Phòng Quản Lý Học Viên và Phòng Công Tác Đoàn của trường, 4 phụ huynh từ tháng 5/2020 đến tháng 07/2020.
Kết quả của đề tài gồm: tỷ lệ sống thử ngành Điều Dưỡng là 6,7%, ngành Dược là 14%, sống thử đối với nam là 11,7% đối với nữ là 9,4%, sống thử năm nhất là 5,9%, năm thứ hai là 9,6%, năm thứ ba là 14,2%. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sống thử bằng phương pháp kiểm định khi bình phương với kết quả ngành Dược có tỷ lệ sống thử cao hơn ngành Điều Dưỡng gấp 2,28 lần (OR=2,28, ĐTC 95%), những sinh viên có người yêu có tỷ lệ sống thử cao gấp 3,15 lần so với những sinh viên không có người yêu. Các yếu tố ảnh hưởng khác không có ý nghĩa thống kê như những SV không sống cùng gia đình có tỷ lệ sống thử cao hơn những SV sống cùng gia đình, nguyên nhân của sống thử vì nhu cầu bản thân chiếm 34%, từ phía người yêu chiếm 33%, những SV không làm thêm có tỷ lệ sống thử cao hơn những SV có làm thêm, quan điểm sinh viên nhận thấy sống thử là bình thường chiếm 75%, theo ý kiến cha mẹ có khoảng 75% là đồng ý việc sống thử của con cái. Ngoài ra các em còn nhận thức được rằng sống thử cũng mang lại nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe sinh viên như mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, lây truyền một số bệnh qua đường tình dục…… Khi hỏi về các biện pháp tránh thai, đa số các em điều biết những biện pháp thông dụng như bao cao su, tránh thai khẩn cấp, thuốc vĩ và đặt vòng tránh thai nhưng biện pháp nào được sử dụng an toàn thì các em vẫn chưa cụ thể. Nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị như: Cần chủ động chuẩn bị cho các sinh viên những kiến thức, kỹ năng giải quyết tình huống cho bản thân trước, trong và sau khi sống thử để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng đến bản thân sinh viên
Nguồn: https://luanvanyhoc.com