TỈ LỆ HẠN CHẾ HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT HÀNG NGÀY CƠ BẢN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TỪ 60 TUỔI TRỞ LÊN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2020

TỈ LỆ HẠN CHẾ HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT HÀNG NGÀY CƠ BẢN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TỪ 60 TUỔI TRỞ LÊN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2020

TỈ LỆ HẠN CHẾ HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT HÀNG NGÀY CƠ BẢN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TỪ 60 TUỔI TRỞ LÊN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2020
Phan Như Quỳnh1, Đoàn Duy Tân1, Phạm Nhật Tuấn1, Nguyễn Văn Thuận2
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Đái tháo đường (ĐTĐ) và các biến chứng đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ của tàn tật và hậu quả là người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (Activities of Daily Living – ADL) nếu không có sự trợ giúp từ người khác. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam đánh giá tỉ lệ hạn chế ADL ở bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi.

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản (ADL) của bệnh nhân ĐTĐ type 2 từ 60 tuổi trở lên điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2020.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 110 bệnh nhân ĐTĐ type 2 từ 60 tuổi trở lên điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh từ 18/05/2020 đến 12/06/2020. Thu thập dữ liệu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và ghi nhận trong bệnh án điện tử của đối tượng nghiên cứu.

Kết quả: Tỉ lệ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày (HĐSHHN) cơ bản là 15,5%. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa hạn chế HĐSHHN cơ bản với tuổi và bệnh cơ xương khớp.

Kết luận: Tỉ lệ hạn chế HĐSHHN cơ bản ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 cao tuổi là đáng chú ý. Cần có chương trình điều trị, tập luyện thích hợp để làm chậm tốc độ xuất hiện cũng như giảm thiểu ảnh hưởng xấu của những hạn chế này lên cuộc sống của bệnh nhân.

https://thuvieny.com/benh-nhan-dai-thao-duong-type-2-tu-60-tuoi-tro-len-dieu-tri-ngoai-tru/

Leave a Comment