TỈ LỆ SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN KHÁM NGOẠI TRÚ TẠI MỘT BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN CỦA TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2020

TỈ LỆ SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN KHÁM NGOẠI TRÚ TẠI MỘT BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN CỦA TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2020

TỈ LỆ SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN KHÁM NGOẠI TRÚ TẠI MỘT BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN CỦA TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2020
Võ Văn Tâm1, Nguyễn Thị Kim Vệ2, Phạm Thị Lan Anh1
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Suy dinh dưỡng (SDD) trên người cao tuổi là một vấn đề nổi lên ở Việt Nam cũng như toàn cầu. SDD còn là một trong mười yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tàn tật và tử vong ở Việt Nam. Do đó, đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi là rất quan trọng để xác định và đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời.

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại bệnh viện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận năm 2020.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang khảo sát 236 người cao tuổi đến khám ngoại trú tại Bệnh viện Tuy Phong từ tháng 01/2020 đến tháng 03/2020. Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi soạn sẵn, qua phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt và tra cứu hồ sơ bệnh án.

Kết quả: Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi theo phương pháp MNA-SF là 14,4% và 25,9% có nguy cơ suy dinh dưỡng. Có mối liên quan giữa SDD theo MNA-SF với các yếu tố: nhóm tuổi, mức sống kinh tế, thói quen ăn uống và BMI.

Kết luận: Tầm soát tình trạng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi đến khám ngoại trú nên được thực hiện hàng năm để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng, từ đó can thiệp dinh dưỡng kịp thời, thích hợp và hiệu quả hơn.

Suy dinh dưỡng (SDD) là một vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu(1). Trên Thế giới, dân sô người cao tuổi không ngừng tăng lên và cùng với đó là tỉ lệ suy dinh dưỡng ngày càng gia tăng, với tỉ lệ hiện mắc chung là 22,6%(2). Tại Việt Nam, suy dinh dưỡng là một trong mười yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tàn tật và tử vong(3). SDD ở người cao tuổi là tình trạng thường gặp do tác động lão hóa dẫn đến những thay đổi đề tâm lý, sinh lý, thể chất(4). Không những thế, suy dinh dưỡng liên quan đến bệnh tật ở người cao tuổi còn ảnh hưởng xấu tới quá trình và chất lượng điều trị(5). Đối với người cao tuổi thì MNA được coi là công cụ sàng lọc dinh dưỡng hữu hiệu nhất. Thực tế, công cụ này được giản đơn thành MNA-SF được coi là công cụ sàng lọc độc lập, nhanh chóng và có độ tin cậy cao(6). Một số nghiên cứu trên Thế giới ở người cao tuổi sử dụng MNA-SF cho kết quả khá cao: 16,9-26,9% bị SDD.

https://thuvieny.com/ti-le-suy-dinh-duong-va-cac-yeu-to-lien-quan-o-nguoi-cao-tuoi-den-kham-ngoai-tru/

Leave a Comment