TỈ LỆ SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN LAO PHỔI TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH

TỈ LỆ SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN LAO PHỔI TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH

TỈ LỆ SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN LAO PHỔI TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH
Lê Thị Mỹ Linh1, Đoàn Duy Tân1, Phạm Thị Lan Anh1
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Suy dinh dưỡng và bệnh lao tạo nên gánh nặng kép ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị và tiên lượng, do đó cần phát hiện sớm bệnh nhân lao bị suy dinh dưỡng để có những can thiệp kịp thời trên lâm sàng.

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân lao phổi tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và mối liên quan giữa suy dinh dưỡng với một số yếu tố liên quan.

Đối tượng – Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành từ tháng 3 đến hết tháng 4 năm 2020. Đã có 96 bệnh nhân lao phổi tham gia vào nghiên cứu bằng phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan (SGA) và chỉ số khối cơ thể (BMI)SGA và BMI.

Kết quả: Chúng tôi phát hiện tỉ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân lao phổi theo phương pháp SGA là 66,6% (64/96). Tỉ lệ bệnh nhân có giảm số lượng tế bào lympho và thiếu máu lần lần lượt là 54,2% (54/96) và 67,7% (65/96). Có mối liên quan giữa tuổi và bệnh mạn tính theo phương pháp SGA.

Kết luận: Suy dinh dưỡng trên bệnh nhân lao phổi ở mức cao và SGA là phương pháp giúp đánh giá suy dinh dưỡng trên bệnh nhân mới nhập viện, từ đó giúp bác sĩ điều trị đưa ra phương pháp hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh.

Lao là bệnh truyền nhiễm phổ biến nằm trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Việt Nam đứng thứ 16/30 nước có độ lưu hành cao nhất và đứng thứ ba trong vùng châu Á – Thái Bình Dương chỉ sau Trung Quốc và Philippines(1).
Suy dinh dưỡng (SDD) gây ra 1/4 số ca mắc lao trên toàn thế giới nên được nhấn mạnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lao và ngược lại(2). Bệnh lao làm xuất hiện các biểu hiện như biếng ăn, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, vi chất và thay đổi quá trình chuyển hóa dẫn đến SDD(3). Tỉ lệ SDD ở bệnh nhân lao phổi thường trên 50% và cao hơn so với các thể lao khác trên lâm sàng(4). SDD làm tăng mức độ nghiêm trọng, tăng nguy cơ tử vong của bệnh, đồng thời làm nặng thêm tác dụng phụ và tăng khả năng kháng thuốc(5). SDD không được điều trị sẽ gây ra gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội do kéo dài thời gian nằm viện, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.

TỈ LỆ SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN LAO PHỔI TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH

Leave a Comment