TIÊN LƯỢNG NGẮN HẠN Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI NHỒI MÁU CƠ TIM KHÔNG ST CHÊNH LÊN CÓ SUY GIẢM HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG CƠ BẢN TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

TIÊN LƯỢNG NGẮN HẠN Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI NHỒI MÁU CƠ TIM KHÔNG ST CHÊNH LÊN CÓ SUY GIẢM HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG CƠ BẢN TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

TIÊN LƯỢNG NGẮN HẠN Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI NHỒI MÁU CƠ TIM KHÔNG ST CHÊNH LÊN CÓ SUY GIẢM HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG CƠ BẢN TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Trần Quốc Tuấn1, Thân Hà Ngọc Thể2, Phạm Hòa Bình2
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Hoạt động chức năng cơ bản (HĐCNCB) là một khía cạnh quan trọng trong đánh giá lão khoa toàn diện, suy giảm HĐCNCB là một tình trạng nghiêm trọng vì làm hạn chế khả năng tự chủ của người cao tuổi, khiến cho cuộc sống của họ trở nên phụ thuộc, yêu cầu có người trợ giúp hoặc chăm sóc đặc biệt. Trong các đối tượng người cao tuổi nhập viện, nhóm bệnh nhân cao tuổi nhồi máu cơ tim không ST chênh lên (NSTEMI) đang ngày một gia tăng, tuy nhiên các nghiên cứu lâm sàng trên nhóm đối tượng này vẫn còn khá khiêm tốn. Chính vì vậy, việc đánh giá ảnh hưởng của HĐCNCB trên nhóm đối tượng này là cần thiết, để nâng cao vai trò cùa việc phòng ngừa, phục hồi sớm HĐCNCB nhằm giúp ích cho tiên lượng.

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân suy giảm HĐCNCB trước nhập viện, khảo sát mối liên quan giữa suy giảm HĐCNCB với dự hậu (biến cố nội viện, tái nhập viện do mọi nguyên nhân và tử vong do mọi nguyên nhân tại thời điểm 90 ngày theo dõi) 

Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả và đoàn hệ tiến cứu bệnh nhân cao tuổi nhồi máu cơ tim không ST chênh lên nhập khoa Tim mạch cấp cứu và can thiệp bệnh viện (BV) Thống Nhất.

Kết quả : 105 bệnh nhân cao tuổi nhồi máu cơ tim không ST chênh lên có tuổi trung bình 76,1 tuổi, tỷ lệ nam/nữ=1,84:1. Tại thời điểm nhập viện ghi nhận đã có 27,4% bệnh nhân suy giảm HĐCNCB trước đó, với điểm trung bình là 5,39 điểm. Tỷ lệ tử vong ở nhóm suy giảm HĐCNCB cao hơn nhóm độc lập HĐCNCB (63,6% và 23,4%, p=0,009). Suy giảm HĐCNCB làm tăng tỷ lệ tái nhập viện (OR=5,49, KTC 95%=1,40 – 21,46; p=0,02), tăng tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân (OR = 5,92, KTC 95%=1,07 – 32,61, p=0,041) tại thời điểm 90 ngày theo dõi.

Kết luận: Suy giảm HĐCNCB ảnh hưởng đến tử vong nội viện, tái nhập viện và tử vong do mọi nguyên nhân sau 90 ngày. Cần phát hiện, dự phòng suy giảm HĐCNCB, xem xét suy giảm HĐCNCB như một yếu tố tiên lượng về dư hậu.

Người cao tuổi đang chiếm một tỷ lệ lớn trong số những bệnh nhân mắc hội chứng vành cấp(1). Tại Mỹ, khoảng 60% số ca hội chứng vành cấp (HCVC) l| người cao tuổi(2). HCVC gồm 2 nhóm: nhồi m{u cơ tim cấp ST chênh lên và HCVC không ST chênh lên dựa vào sự thay đổi của đoạn ST trên điện t}m đồ, trong đó HCVC không ST chênh lên chiếm 75% v| thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên nghiên cứu lâm sàng trên nhóm đối tượng này vẫn còn khá khiêm tốn(3,4). Tại Việt Nam, nghiên cứu Medi ACS ghi nhận trong 1 năm có 121 bệnh nhân nhập viện vì nhồi m{u cơ tim cấp không ST chênh lên (NSTEMI) và tử vong chung nội viện là 2,8%.

https://thuvieny.com/tien-luong-ngan-han-o-benh-nhan-cao-tuoi-nhoi-mau-co-tim-khong-st-chenh-len-co-suy-giam/

Leave a Comment