TÌM HIỂU TỶ LỆ ĐỒNG NHIỄM HBV, HCV VÀ KIẾN THỨC VỀ BỆNH VIÊM GAN VIRUS B, C TRÊN BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ HIV BỆNH VIỆN BẠCH MAI

TÌM HIỂU TỶ LỆ ĐỒNG NHIỄM HBV, HCV VÀ KIẾN THỨC VỀ BỆNH VIÊM GAN VIRUS B, C TRÊN BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ HIV BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Luận văn TÌM HIỂU TỶ LỆ ĐỒNG NHIỄM HBV, HCV VÀ KIẾN THỨC VỀ BỆNH VIÊM GAN VIRUS B, C TRÊN BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ HIV BỆNH VIỆN BẠCH MAI.Gần ba thập kỷ sau khi ca bệnh đầu tiên được mô tả vào năm 1981,HIV/AIDS nay đã trở thành đại dịch và lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Đến cuối năm 2007 trên toàn thế giới có khoảng 33,2 triệu người nhiễm HIV còn sống [2], trung bình mỗi ngày có khoảng 6.800 người bệnh nhiễm HIV mới và khoảng 5.700 người tử vong vì AIDS.  Cho đến nay HIV vẫn là căn bệnh lây truyền nguy hiểm nhất đe dọa sức khỏe cộng đồng. Ở Việt Nam, theo báo cáo của bộ Y Tế, tính đến cuối năm 2009, số lượng người mắc HIV hiện còn sống là 160.019 người, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 35.603 và 44.540 trường hợp tử vong do AIDS [3]. Đồng thời với việc thu được những kết quả bước đầu trong việc phòng bệnh thì công tác chăm sóc, hỗ trợ, điều trị cũng có những tiến bộ đáng kể. Từ năm 2005, dưới sự hỗ trợ của Quỹ Hỗ trợ khẩn cấp của tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR), số người được tiếp cận điều trị với thuốc ARV ngày càng tăng. Tính đến cuối năm 2009, trên toàn quốc có 42.000 người đã được điều trị thuốc kháng virus (ARV) [28]. Việc điều trị thuốc ARV đã làm kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ lây nhiễm và đặc biệt là giảm được hiện tượng kỳ thị và phân biệt đối xử, giúp cho bệnh nhân tái hòa nhập với cộng đồng [12].

Tuy nhiên, điều trị ARV trên bệnh nhân HIV hết sức khó khăn và phức tạp bởi họ luôn phải đối diện với rất nhiều các bệnh lý nhiễm trùng cơ hội và đồng nhiễm trong đó có viêm gan virus B, C. Nhiễm HIV làm cho bệnh cảnh của viêm gan virus tiến triển nhanh hơn dẫn đến làm tăng tỷ lệ xơ gan và ung thư gan [27]. Ngoài ra, việc đồng nhiễm với virus viêm gan này có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị thuốc ARV do vấn đề tương tác thuốc, hội chứng phục hồi miễn dịch (IRS),… gây khó khăn trong việc tuân thủ điều trị, tăng gánh nặng bệnh tật và nguy cơ tử vong cho bệnh nhân HIV/AIDS [32, 36].

 Cho đến nay ở Việt Nam, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về viêm gan B và C nói chung nhưng còn rất ít nghiên cứu về tỷ lệ đồng nhiễm của virus viêm gan B, C trên đối tượng bệnh nhân HIV cũng như kiến thức của bệnh nhân về các bệnh viêm gan virus này. Vì vậy để giúp các bác sĩ lâm sàng  bước đầu có một cái nhìn cụ thể và rõ ràng hơn về tình hình đồng nhiễm virus viêm gan trên các bệnh nhân HIV trước khi lựa chọn phác đồ điều trị ARV thích hợp cho bệnh nhân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:

1- Xác định tỷ lệ đồng nhiễm HBV, HCV ở những bệnh nhân HIV dương tính đang điều trị tại phòng khám ngoại trú HIV bệnh viện Bạch Mai.

2- Đánh giá kiến thức về đường lây truyền, cách phòng tránh viêm gan virus B, C trên bệnh nhân HIV đang điều trị tại phòng khám ngoại trú HIV bệnh viện Bạch Mai. 

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU9

1.1.Một số đặc điểm của HIV, HCV, HBV9

1.1.1.Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)9

1.1.2.Virus viêm gan C (HCV12

1.1.3.Virus viêm gan B (HBV)13

1.2.Tình hình nhiễm HIV, HBV, HCV tại Việt Nam và trên thế giới16

1.2.1Tình hình nhiễm HIV trên thế giới16

1.2.2.Tình hình nhiễm HIV tại Việt Nam16

1.2.3Tình hình nhiễm HCV trên thế giới17

1.2.4Tình hình nhiễm HCV tại Việt Nam18

1.2.5Tình hình nhiễm HBV trên thế giới18

1.2.6Tình hình nhiễm HBV tại Việt nam19

1.3.Đường lây truyền của HIV, HBV, HCV20

1.4Cách phòng bệnh HIV, viêm gan B, C20

1.5Tình hình nhiễm HBV, HCV trên bệnh nhân HIV tại Việt Nam20

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU22

2.1Đối tượng nghiên cứu22

2.1.1Số lượng, đặc điểm đối tượng nghiên cứu22

2.1.2Tiêu chuẩn chọn lựa mẫu nghiên cứu22

2.1.3Tiêu chuẩn loại trừ22

2.1.4Phân nhóm đối tượng22

2.2Phương pháp nghiên cứu23

2.2.1Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu23

2.2.2Thiết kế nghiên cứu23

2.2.3Nội dung nghiên cứu và biến số nghiên cứu23

2.2.4Thu thập số liệu23

2.2.5Xử lý số liệu24

2.2.6Đạo đức trong nghiên cứu24

2.2.7Địa điểm nghiên cứu, thời gian nghiên cứu25

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU25

3.1Mô tả đặc điếm về nhân chủng học của quần thể nghiên cứu25

3.1.1Giới tính25

3.1.2Tuổi25

3.1.3Nghề nghiệp26

3.1.4Địa chỉ26

3.1.5Sử dụng ma túy27

3.1.6Đường lây truyền HIV28

3.2.Tình hình đồng nhiễm virus viêm gan B, C trên các bệnh nhân HIV28

3.2.1Tỷ lệ đồng nhiễm HBV, HCV28

3.2.2Phỏng đoán về đường lây truyền viêm gan trên các bệnh nhân viêm gan virus29

3.3Đồng nhiễm virus viêm gan B, C trên bệnh nhân HIV và một số yếu tố liên quan29

3.3.1Tỷ lệ tiêm phòng vaccine viêm gan B29

3.3.2Tỷ lệ nhiễm phối hợp HIV, HBV, HCV theo giới30

3.4Kiến thức về viêm gan virus B, C30

3.4.1Kiến thức về đường lây truyền cảu viêm gan virus B30

3.4.2Kiến thức về đường lây truyền của virus viêm gan C31

3.4.3Kiến thức về cách phòng viêm gan virus B32

3.4.4Kiến thức về việc tiêm phòng vaccine viêm gan virus B32

3.4.5Nhận xét về chi phí điều trị viêm gan virus B, C32

3.4.6Đánh giá về khả năng chữa khỏi của bệnh nhân về HIV, viêm gan virus B, C33

3.4.7Đánh giá so sánh mức độ nguy hiểm của HIV, viêm gan B, C34

3.5Giai đoạn lâm sàng và các chỉ số xét nghiệm34

3.5.1Giai đoạn lâm sàng HIV34

3.5.2Số lượng tế bào TCD4của người bệnh khi bắt đầu điều trị35

3.5.3Các chỉ số xét nghiệm35

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN37

4.1Các đặc điểm chung về nhân chủng học của bệnh nhân nghiên cứu37

4.1.1Giới tính37

4.1.2Tuổi37

4.1.3Nghề nghiệp37

4.1.4Địa chỉ38

4.1.5Tỷ lệ nghiện ma túy38

4.2Tình hình đồng nhiễm HBV, HCV trên bệnh nhân HIV39

4.2.1Tỷ lệ đồng nhiễm HCV/HIV39

4.2.2Tỷ lệ đồng nhiễm HBV-HIV40

4.2.3Đường lây truyền của các bệnh nhân mắc viêm gan virus B, C40

4.3Kiến thức của bệnh nhân HIV về HBV và HCV40

4.4Kết quả xét nghiệm42

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN43

KHUYẾN NGHỊ43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

1. 100 câu hỏi, đáp pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS (2000) Nhà xuất bản Y học, tr 19 -22

2.Báo cáo cập nhật tình hình dịch AIDS tháng 12 năm 2007/ UNAIDS – WHO, www.unaids.org , ngày 24 tháng 6 năm 2010.

3.Báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS năm 2009 số 1991/BYT-AIDS ngày 06 tháng 4 năm 2010] – Bộ y tế.

4.Lê Huy Chính (1995) Virus gây suy giảm miễn dịch ở người nhiễm HIV/AIDS, Y học cơ sở lâm sàng và phòng chống, nhà xuất bản y học tr 69-77, 102-103

5.Trần Thị Chính, Phan Thị Phi Phi (1993), một số nghiên cứu về người lành mang HBsAg, Tạp chí nội khoa số 2, tr 37-40

6.Công bố kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Báo cáo của Chính phủ Việt Nam (13 tháng 8 năm 2009). 

7.Đào Đình Đức, Lê Đăng Hà, Nguyễn Đức Hiền (1997), Dịch tễ học viêm gan virus ở Việt Nam, y học thực hành 9(339) tr 1-3

8.Lê Đăng Hà, Hồ Thị Vân Anh (1998), Góp phần tìm hiểu lâm sàng, cận lâm sàng của viêm gan virus A,B,E cấp, tạp chí thông tin y dược số 8 tr 28-31.

9.Lê Đăng Hà (1999) “một số đặc điểm về dịch tễ học lâm sàng và hậu quả của viêm gan virus B”, tạp chí thông tin y dược số 10, tr 12-17

10. Nguyễn Ngọc Hàm, Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Ngọc Tân, Vũ Văn Tâm, Nguyễn Quang Lương, Vũ Văn Soát, Nguyễn Thị Liên và cộng sự. Tỷ lệ nhiễm Virus viêm gan B, C ở bệnh nhân HIV dương tính. – Y học Việt Nam – số 8/2002

11.Châu Hữu Hầu – Viêm gan virus C –Nhà xuất bản Y học chi nhánh thành phố HCM – 2006

12.Hội thảo tiếp cận thuốc điều trị AIDS tại Việt Nam (2003). Tài liệu tập huấn của ban phòng chống AIDS, tr 1-21

13.Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS- nhà xuất bản y học– 2009

14.Nguyễn Thị Y Lăng, Bùi Thị Mai An, Đỗ Trung Phấn, Cung Thị Tý, Nguyễn Thị Minh An, Thái Quý, Nguyễn Trí Tuyên (1995), “Nghiên cứu viêm gan C ở một số đối tượng liên quan đến truyền máu,” Y học Việt Nam 9(196) tr 23-26.

15.Trương Xuân Liên (1994) “tình hình nhiễm virus viêm gan C tại Thành phố Hồ Chí Minh,” luận án PTS khoa học y dược, tr 54-58.

16.Nguyễn Văn Mùi, Bệnh viêm gan virus B, Nhà xuất bản y học – 2002, tr 30-31

17.Lã Thị Nhẫn (1995) “Nghiên cứu nhiễm virus viêm gan B và virus viêm gan C trên một số nhóm người ở miền nam Việt Nam để góp phần tìm nguồn cho máu”, luận án PTS khoa học Y dược, tr 46-81

18.Nguyễn Thị Nga (1995) “Góp phần nghiên cứu tìm tỷ lệ mang HBsAg trên một số nhóm người, mối liên quan với an toàn truyền máu và ung thư gan,” luận án PTS Khoa học y dược tr 6-34

19.Đỗ Trung Phấn (1995) “Tình hình nhiễm các virus truyền qua đường máu qua nghiên cứu một số đối tượng tại viện huyết học truyền máu”, Y học Việt Nam số 9(196) tr 15-18

20.Đỗ Trung Phấn (2000) An toàn truyền máu, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, tr 46-154.

21.Xét nghiệm, giám sát HIV/AIDS Các phương pháp xét nghiệm HIV, tài liệu chuyên môn viện vệ sinh dịch tễ, tr 36-64

22.Phan Thị Phi Phi và cộng sự (1993) “Góp phần nghiên cứu ung thư gan nguyên phát ở Việt Nam, tần suất HBsAg trong huyết thanh người lành và người bị ung thư biểu mô tế bào gan,” Y học Việt Nam, số 5 trang 26-30.

23.Sổ tay phòng chống AIDS dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý (1996), Nhà xuất bản chính trị quốc gia tr 11-30, 52-69

24.Sổ tay hướng dẫn tư vấn phòng chống HIV/AIDS (2000), Nhà xuất bản Y học, tr 9-11

25.Sổ tay kiểm soát các bệnh truyền nhiễm (1999), nhà xuất bản y học tr 3-43, 521-540.

26.Tài liệu phòng chống HIV/AIDS (2001), Tài liệu tập huấn phòng chống HIV/AIDS trường Đại học Y Hà Nội, tr 1-7.

27.Tài liệu đào tạo về viêm gan virus B, C trên bệnh nhân HIV/ chương trình AIDS trường y khoa Harvard tại Việt Nam- HAIVN – www.haivn.org, ngày 19 tháng 7 năm 2010.

28. Thủ Tướng chính phủ. “ Chiến lược phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 tàm nhìn 2020”. Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, ký ngày 17/3/2004. 


 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment