Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh, Hà Nội năm 2020
Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh, Hà Nội năm 2020
Đồng Thị Phương, Hoàng Thị Thúy, Nguyễn Trọng Hưng, Nguyễn Quang Dũng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 440 người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh năm 2020. Kết quả cho thấy, tỷ lệ người bệnh có tình trạng thừa cân là 15,7%, béo phì là 0,9% theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Theo phân loại của văn phòng tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương (WPRO) tỷ lệ người bệnh có tình trạng thừa cân, béo phì lần lượt là 28,4% và 16,6%. Chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình là 22,7 ± 2,6. Tỷ lệ vòng eo/vòng mông cao là 87,7%. Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường type 2 kiểm soát đạt các chỉ số về glucose máu lúc đói, HbA1c, LDL – C, HDL – C, triglyerid, cholesterol máu lần lượt là 55,7%; 62,5%; 59,1%; 69,1%; 41,1% và 65,2%.
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protein, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.1 Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2019 số người trưởng thành mắc đái tháo đường trên toàn thế giới là 463 triệu người, dự đoán sẽ tăng lên 578 triệu người vào năm 2030.2 Tại Việt Nam, năm 2019 có 3,78 triệu người (20 – 79 tuổi) mắc đái tháo đường, ước tính đến năm 2045 sẽ tăng lên 6,3 triệu người.2Bệnh đái tháo đường không còn là căn bệnh của “sự giàu có”, tỷ lệ bệnh đái tháo đường gia tăng ở khắp mọi nơi, rõ rệt nhất ở các nước thu nhập trung bình trên thế giới.3 Biến chứng của bệnh đái tháo đường không những làm giảm chất lượng cuộc sống còn là một gánh nặng đối với nền kinh tế quốc gia. Ước tính tổn thất trong GDP trên toàn thế giới từ năm 2011 – 2030 bao gồm cả chi phí trực tiếp và gián tiếp của bệnh đái tháo đường là 1,7 nghìn tỷ USD, bao gồm 900 tỷ USD cho các nước thu nhập cao, 800 tỷ USD cho các nước thu nhập thấp và trung bình.3 Tại Việt Nam, chi phí điều trị bệnh đái tháo đường năm 2017 là 765,6 triệu USD, ước tính đến năm 2045 tăng lên 1085,3 triệu USD.4Theo WHO, đái tháo đường là “căn bệnh của lối sống” do dinh dưỡng không hợp lý, thừa cân béo phì, ít hoạt động thể lực làm cho tỷ lệ mắc đái tháo đường type 2 gia tăng nhanh chóng.
https://thuvieny.com/tinh-trang-dinh-duong-cua-nguoi-benh-dai-thao-duong-type-2-dieu-tri-ngoai-tru/