TỔNG QUAN HỆ THỐNG VỀ CAN THIỆP NÂNG XOANG CỬA SỔ BÊN CÓ GHÉP XƯƠNG TRONG CẤY GHÉP IMPLANT NHA KHOA

TỔNG QUAN HỆ THỐNG VỀ CAN THIỆP NÂNG XOANG CỬA SỔ BÊN CÓ GHÉP XƯƠNG TRONG CẤY GHÉP IMPLANT NHA KHOA

TỔNG QUAN HỆ THỐNG VỀ CAN THIỆP NÂNG XOANG CỬA SỔ BÊN CÓ GHÉP XƯƠNG TRONG CẤY GHÉP IMPLANT NHA KHOA
Phan Huy Hoàng1, Nguyễn Phú Thắng2, Đàm Văn Việt3, Bùi Tiến Đạt1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện đào tạo răng hàm mặt, Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Tổng hợp và đánh giá về hiệu quả của vật liệu ghép xương trong phẫu thuật nâng xoang cửa sổ bên ghép xương có cấy ghép implant nha khoa. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tổng quan hệ thống được thực hiện trên 3 trang báo điện tử Pubmed, Cochrane, ScienceDirect giới hạn từ năm 2000-2020. Các bài báo được lựa chọn nếu đáp ứng các tiêu chuẩn (1) Tỉ lệ thất bại implant giữa các loại vật liệu ghép, (2) sử dụng từ 2 loại vật liệu xương ghép trở lên, (3) Phẫu thuật nâng xoang cửa sổ bên.  Đánh giá chất lượng nghiên cứu bằng công cụ Newcastle-Ottawa.  Kết quả: Trong tổng số 5558 nghiên cứu được chọn, có 6 nghiên cứu đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí. Phân tích gộp tỉ lệ thành công implant của vật liệu xương đông khô với các vật liệu khác cho kết quả OR= 1,12; 95% CI=0,61-2,04 (chứa giá trị 1) điều đó cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ thành công giữa vật liệu xương khử khoáng với các loại vật liệu xương ghép khác. Kết luận: Vật liệu xương đông khô khử khoáng đã được chứng minh có hiệu quả tương đương với vật liệu ghép xương khác trong phẫu thuật nâng xoang ghép xương, giúp bệnh nhân giảm thiểu chi phí và hạn chế phẫu thuật lấy xương tự thân. Để xác định được thời điểm cấy ghép implant sau ghép xương cũng như tải lực, cần có them nhiều nghiên cứu nữa để thiết lập được quy trình phẫu thuật hoàn chỉnh cho vật liệu xương đông khô. 

Hiện  nay,  tình  trạng  mất răng là một  trong những  bệnh  gây ảnh hưởng  nghiêm  trọng đến chất lượngcuộc  sống  của con người1.Cấy  ghép implant  không  những  giúp  bệnh  nhân  phục  hồi lại chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, ngăn chặn quá trình tiêu xương hàm mà còn bảo vệsựtoàn vẹn của  các  răng  còn  lại.  Qua  đó  việc  cấy  ghép implant đang là sựlựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân bịmất răng2.Tuy  nhiên,  việc  cấy  ghép  implant  có  một nhược điểm  lớn  là  cần  phải có đủchiều  cao  và chiều rộng xương cần thiết, qua đó việc tăng thểtích xương trong cấy  ghép  implant  rất được  các nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt ởvùng răng sau  hàm  trên  do  tính  chất tiêu xương sau nhổrăng và xương hàm trên có cấu  trúc  giải  phẫu sàn  xoang.  Xuất  phát  từtính  cấp bách đó, vào giữa  thếkỉ18,  Boyne3và cộng  sựđã tiến  hành nâng  xoang  qua  lợi  vùng  ngách  tiền  đình  rồi ghép  xương  sau  đó  đặt  implant  dạng  bản  đểphục hình bên trên, đến năm 1986, Tatum4 lần đầu  tiên  giới  thiệu phương pháp nâng xoang có ghép xương qua thành trước xương hàm.Hiện  nay  trên  thếgiới  các  hãng  sản  xuất đã cho ra đời  nhiều  loại  bột xương tổng  hợp  bên cạnh  vật  liệu xương ghép tựthân đểkhắc  phục cho  những trường  hợp  không  thểlấy xương tựthân.  Tuy  nhiên ởViệt  Nam  các  nghiên  cứu  so sánh kết quảđiều trịgiữa các loại vật liệu xương ghép trong cấy ghép implant vùng răng sau chưa phổbiến do đó còn có nhiều  tranh luậnvềviệc lựa  chọn vật  liệu  xương  ghéptối ưu nhất  cho người  bệnh.  Mục  tiêu  của  nghiên  cứu  này  sửdụng phương pháp phân tích gộp các nghiên cứu có  của  các  loại  vật  liệu  ghépxương ởphương pháp  nâng  xoang  cửa  sổbên  trong  cấy  ghép implant  nha  khoa  nhằm  giúp  hỗtrợcác  bác  sỹlựa chọn được vật liệu xương ghép

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment