TỶ LỆ MẮC VÀ KIỂU HÌNH GEN BỆNH ALPHA VÀ BETA THALASSEMIA Ở TRẺ EM DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ M’NÔNG TỈNH ĐẮK LẮK

TỶ LỆ MẮC VÀ KIỂU HÌNH GEN BỆNH ALPHA VÀ BETA THALASSEMIA Ở TRẺ EM DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ M’NÔNG TỈNH ĐẮK LẮK

Luận án TỶ LỆ MẮC VÀ KIỂU HÌNH GEN BỆNH ALPHA VÀ BETA THALASSEMIA Ở TRẺ EM DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ M’NÔNG TỈNH ĐẮK LẮK.Thalassemia là bệnh lý tan máu di truyền phổ biến nhất ở người, biểu hiện bằng giảm hoặc không sản xuất chuỗi globin trong thành phần hemoglobin (Hb). Tùy theo nguyên nhân đột biến ở gen alpha (a) hay gen beta (P) mà người ta chia thành a hoặc p thalassemia [7],[13],[15],[83].


Các gen a globin nằm trên nhiễm sắc thể thứ 16. Người bình thường có bốn gen a globin. Thể Bart’s là thể nặng nhất của bệnh này do đột biến bốn gen a globin. Bệnh nhi mắc thể bệnh này thường phù nhau thai chết lưu hoặc chết ngay sau sinh. Đột biến ba gen a globin gây bệnh hemoglobin H. Người mang đột biến một hoặc hai gen a thường không biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Các gen P globin nằm trên nhiễm sắc thể 11. Người bình thường có hai gen P globin. Thể đồng hợp tử do hai đột biến P thalassemia thể dị hợp tử kép do một đột biến P và đột biến hemoglobin E, thể này thường có biểu hiện lâm sàng nặng nề, tùy theo kiểu đột biến gen mà biểu hiện lâm sàng khác nhau [1].
Hiện nay, điều trị bệnh thalassemia đang là một bài toán phức tạp và là một thách thức cho ngành y khoa toàn cầu, đặc biệt là các thể nặng. Điều trị bệnh thalassemia hiện nay chủ yếu là truyền máu kéo dài thời gian sống, điều trị ứ sắt, cắt lách khi có cường lách. Năm 1982 dị ghép tế bào gốc tạo máu đầu tiên được thực hiên bởi E Donall Thomas đã tạo một niềm hy vọng rất lớn cho những bệnh nhân mắc căn bệnh di truyền này [35]. Tuy nhiên, tại nhiều nước trên thế giới và nước ta hiện nay, việc điều trị bệnh nhân thalassemia gặp rất nhiều khó khăn, việc điều trị bằng ghép tế bào gốc rất tốn kém, hiệu quả không cao, nhiều biến chứng [76],[80]. Tỷ lệ tử vong do bệnh thalassemia nói chung còn rất cao, chất lượng cuộc sống giảm rất nhiều, chi phí điều trị cao, là gánh nặng cho gia đình và xã hội [65].
Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, liên quan chặt chẽ với nguồn gốc dân tộc. Bệnh phân bố khắp toàn cầu song có tính địa dư rõ rệt [79]. Số người mang gen bệnh trên thế giới rất lớn. Theo Suthat Fucharoen tỷ lệ mang gen bệnh
a thalassemia ở các nước Đông Nam Á thay đổi tùy theo từng khu vực, từng quốc gia. Ở Thái Lan là 10-30% dân số, ở Indonesia là 6-16% [42]. Theo Liên Đoàn Thalassemia Quốc Tế, có tới 70 triệu người mang gen p thalassemia trên thế giới, riêng khu vực Châu Á là 60 triệu người mang gen bệnh [7]. Ở khu vực Đông Nam Á tỷ lệ mang gen p thalassemia ở Nam Á, vùng châu Á Thái Bình Dương là 0,4-6,8%, có 45346 ca mắc mới hàng năm [51].
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Dương Bá Trực năm 1996 tỷ lệ người mang gen a thalassmia ở miền Bắc là 2,3% [17]. Theo Nguyễn Công Khanh, bệnh p thalassemia là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu, tan máu nặng ở trẻ em. Tỷ lệ người mắc bệnh phân bố trong cả nước và khác nhau tùy từng địa phương, từng nhóm dân tộc. Đặc biệt, tỷ lệ mang gen bệnh rất cao ở các dân tộc ít người như: Mường (20,6%), Thái (11,4%), Tày(11,0%), Nùng (7,1%), Pako(8,33%) [7], [14].
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống: người Kinh, người Êđê, M’nông và một số dân tộc di cư ở phía bắc như Tày, Nùng, Dao… Người Êđê, M’nông là hai dân tộc sống lâu đời ở Đắk Lắk Dân số của Đắk Lắk khoảng 1,8 triệu người, đông nhất là người Kinh, sau đó là hai dân tộc là Êđê và M’nông. Người Êđê có dân số đông nhất trong các dân tộc thiểu số của tỉnh Đắk Lắk với ước tính năm 2012 là 300.108 người. Cơ sở xã hội truyền thống là buôn. Người Êđê cư trú chủ yếu tại Thành phố Buôn Ma Thuột, huyện CưMgar, Krông Păk, Krông Buk và M’Drak. Tộc người thiểu số với dân số nhiều thứ hai ở tỉnh Đắk Lắk là người M’nông với dân số khoảng 41.814 người. Người M’nông thuộc nhóm Bahnar Nam, phân bố tập trung nhiều ở các huyện Lắk, Krông Bông, Krông Nô, Buôn Đôn. Người M’nông sống trong những ngôi làng mà họ gọi là bon.
Năm 1985 nghiên cứu của Dương Bá Trực cho thấy tỷ lệ mắc p thalassemia ở dân tộc Êđê là 1% và tỷ lệ mắc bệnh hemoglobin E là 41%. Tuy nhiên theo nhận định một số tác giả tỷ lệ mắc p thalassemia ở đồng bào các dân tộc thiểu số hiện nay ở Tây Nguyên có thể cao hơn nhiều. Riêng về a thalassemia hiện nay chưa có nghiên cứu nào về tỷ lệ mang gen cũng như các đột biến gen a globin trên người Êđê và M’nông.
Vậy thực trạng mang gen bệnh a và p thalassemia trong cộng đồng người Êđê và M’nông hiện nay như thế nào? Ở dân tộc Êđê và M’nông thường gặp các kiểu đột biến gì trên gen a và p? Tỷ lệ của các kiểu đột biến thalassemia ở trẻ em dân tộc Êđê và M’nông có gì khác so với các dân tộc khác và các tộc người khác trong vùng Đông Nam Á và trên thế giới? Nhằm nhận định tình trạng bệnh trong cộng đồng người Êđê và M’nông từ đó có những kế hoạch áp dụng các biện pháp phòng bệnh. Vì vậy chúng tôi làm nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tỷ lệ mang gen bệnh và các kiểu đột biến bệnh a và p thalassemia để tạo cơ sở cho việc áp dụng sàng lọc trước sinh và tư vấn di truyền trước hôn nhân nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng, hạn chế bớt sinh ra thể nặng.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU TỶ LỆ MẮC VÀ KIỂU HÌNH GEN BỆNH ALPHA VÀ BETA THALASSEMIA Ở TRẺ EM DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ M’NÔNG TỈNH ĐẮK LẮK
1.    Xác định tỷ lệ mang gen, kiểu hình gen và sự khác biệt về tỷ lệ mang gen bệnh a thalassemia ở trẻ em dân tộc Êđê và M’nông tỉnh Đắk Lắk.
2.    Xác định tỷ lệ mang gen, kiểu hình gen và sự khác biệt về tỷ lệ mang gen bệnh p thalassemia ở trẻ em dân tộc Êđê và M’nông tỉnh Đắk Lắk. 
Tài Liệu THam Khảo
1.    Trần Thị Thúy Minh, Bùi Quốc Thắng (2014), “Tỷ lệ mắc bệnh p thalassemia ở trẻ em dân tộc M’nông tỉnh Đắk lăk”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 18, phụ bản số 3, tr. 329-334.
2.    Trần Thị Thúy Minh, Nguyễn Thị Tiến (2015), “Tỷ lệ mắc bệnh
p thalassemia ở trẻ em dân tộc Ê đê tỉnh Đắk lăk”, Tạp chí Nhi khoa, tập 8 số 1, tr. 34-38.
TIẾNG VIỆT
1.    Trịnh Văn Bảo, Trần Thị Thanh Hương (2010), “Bệnh hemoglobin và rối
loạn các yếu tố đông máu”, Di truyền y học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tr. 90-104.
2.    Trần Văn Bé và CS (1993), “Bệnh beta thalassemia điều trị tại trung tâm
Truyền máu Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 174 (8) tr. 31-34.
3.    Trần Văn Bé, Trần Minh Hiếu (2003), “Phát hiện 8 đột biến gây bệnh beta
thalassemia ở Đông Nam Á bằng phương pháp ASO”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 2, tr. 1-5.
4.    Lê Thị Hảo (2001), Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật di truyền phân tử phát
hiện đột biến gen beta thalassemia tại Việt Nam, Báo cáo khoa học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
5.    Nguyễn Khắc Hân Hoan (2013), Nghiên cứu tầm soát và chẩn đoán trước
sinh bệnh alpha và bêta thalassemia, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
6.    Nguyễn Công Khanh (1993), “Tần số bệnh Hemoglobin ở Việt Nam”, Tạp
chí Y học Việt Nam, tập 174(8), tr. 11-16.
7.    Nguyễn Công Khanh (2004), “Hemoglobin bình thường và phân loại
hemoglobin”, Huyết học lâm sàng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 124-132.
8.    Nguyễn Công Khanh (2004), “Thalassemia”, Huyết học lâm sàng Nhi khoa,
nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 132-146. 
9.    Nguyễn Công Khanh, Dương Bá Trực, Đỗ Minh Cầm và cộng sự (1985),
“Tần số bệnh beta thalassemia và huyết sắc tố E tại Liên Hà, Đông Anh Hà Nội”, Y học Việt Nam, tập 2, tr. 25-30.
10.    Nguyễn Công Khanh, Dương Bá Trực, Trương Thúy Vinh (1993), “Bước
đầu nghiên cứu tần số alpha thalassemia qua phân tích máu cuống rau”, Y học Việt Nam, tập 174(8), tr. 17-22.
11.    Nguyễn Công Khanh, Dương Bá Trực (1993), “Beta – Thalassemia và
huyết sắc tố E gặp tại viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 174(8), tr. 23 -30.
12.    Nguyễn Công Khanh, Dương Bá Trực, Lý Tuyết Minh, Lương Công Sự,
(1987), “Sự lưu hành bệnh huyết sắc tố ở một số người dân tộc miền Bắc”, Y học Việt Nam, tập 4, tr. 9-15.
13.    Liên Đoàn Thalassemia Quốc Tế (2008), “Cơ sở di truyền và sinh lý
bệnh”, Hướng dân xử trí lâm sàng bệnh thalassemia, Nhà xuất bản Y học, tập 2, tr. 14-19.
14.    Nguyễn Đắc Lai, Lê Thị Sửu, Thái Quý, Bạch Quốc Tuyên (1985), “Bước
đầu tìm hiểu sự lưu hành bệnh huyết sắc tố ở một số dân tộc ít người miền bắc và miền trung Việt nam”, Y học Việt Nam, tập 4, tr. 16-24.
15.    Lâm Thị Mỹ (2004), “Thiếu máu huyết tán”, Nhi Khoa, Nhà xuất bản y
học, thành phố Hồ Chí Minh, tr.181-188.
16.    Hoàng Văn Ngọc (2007), Nghiên cứu thực trạng bệnh P-Thalassemia và
một số yếu tố liên quan ở trẻ em dân tộc Tày và Dao tại huyện Định Hóa-tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội.
17.    Dương Bá Trực (1996), Đặc điểm lâm sàng và huyết học bệnh
hemoglobin H ở trẻ em Việt Nam bước đầu tìm hiểu tần suất a Thalassemia ở Hà Nội, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
18.    Dương Bá Trực, Đặng Bá Kiệt, Nguyễn Công Khanh, (1989), “Tình hình
bệnh huyết sắc tố ở trẻ em Ê đê”, Kỷ yếu công trình Nhi Khoa, Nhà xuất bản Ngoại Văn, tr. 262-265.
19.    Vũ Thị Bích Vân (2001), Nghiên cứu thực trạng mang bệnh p thalassemia
ở trẻ em dân tộc Nùng và Mông tại xã Tân Long Đồng Hỷ Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Thái Nguyên.
20.    Bùi Văn Viên (1999), Một số đặc điểm lâm sàng, huyết học bệnh
Hemoglobin E và tần suất người mang gen Hemoglobin E ở dân tộc Mường Miền Bắc, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
TIẾNG ANH
21.    Ahmad R, Saleem M, Aloysious NS, Yelumalai P, Mohamed N, Hassan S
(2013), “Distribution of alpha thalassaemia gene variants in diverse ethnic populations in malaysia: data from the institute for medical research”, Int J Mol Sci, 14(9), pp. 18599-18614.
22.    Akhavan-Niaki H, Youssefi Kamangari R, Banihashemi A, Kholghi
Oskooei V, Azizi M, Tamaddoni A, et al. (2012), “Hematologic features of alpha thalassemia carriers”, Int JMol Cell Med, 1(3), pp. 162-167.
23.    Allen A, Fisher C, Premawardhena A, Peto T, Allen S, Arambepola M, et
al. (2010), “Adaptation to anemia in hemoglobin E-ss thalassemia”, Blood, 116(24), pp. 5368-5370.
24.    Antonio Cao, Renzo Galanello (2010), “Beta-thalassemia”, Genetics in
Medicine, 12 pp. 61-76.
25.    Atanasovska B, Bozhinovski G, Chakalova L, Kocheva S, Karanfilski O,
Plaseska-Karanfiska D (2012), “Molecular Diagnostics of beta- Thalassemia”, Balkan JMed Genet, 15(Suppl), pp. 61-65
 MỤC LỤC TỶ LỆ MẮC VÀ KIỂU HÌNH GEN BỆNH ALPHA VÀ BETA THALASSEMIA Ở TRẺ EM DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ M’NÔNG TỈNH ĐẮK LẮK

Trang
Lời cam đoan    i
Mục lục    ii
Danh mục các chữ viết tắt    v
Danh mục các bảng    vii
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ    x
Danh mục các hình    xi
ĐẶT VẤN ĐỀ    153
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU    4
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU    5
1.1.    Hemoglobin và phân loại hemoglobin    5
1.2.    Bệnh thalassemia    7
1.3.    Gen a globin    11
1.3.1.    Cấu trúc gen a globin    12
1.3.2.    Phân bố đột biến gen a globin    16
1.3.3.     Rối loạn do kết hợp với bệnh di truyền khác    19
1.3.4.     Tỷ lệ mang gen bệnh a thalassemia    20
1.4.    Gen p globin    20
1.4.1.    Cấu trúc gen p globin    20
1.4.2.    Một vài cơ chế đột biến trong tổng hợp chuỗi p globin    22
1.4.3.    Một số đột biến thường gặp    23
1.4.4.     Tỷ lệ mang gen bệnh p thalassemia trên thế giới    26
1.5.    Người Êđê và M’nông    31
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    32
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    32
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    32
2.3.     Cách chọn mẫu    33
2.5.     Tiêu chuẩn loại trừ    37
2.6.    Thời gian nghiên cứu    37
2.7.    Các bước thực hiện    37
2.8.    Vận chuyển và bảo quản mẫu:    40
2.9.    Định nghĩa các biến số:    40
2.10.    Công cụ thu thập số liệu    43
2.11.     Xử lý số liệu: bằng phương pháp thống kê y học    51
2.12.     Vấn đề y đức trong nghiên cứu:    52
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    53
3.1.    Tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh a thalassemia    53
3.1.1.    Đặc điểm dân số nghiên cứu    53
3.1.2.    Tỷ lệ mang gen a thalassemia    54
3.1.3.    Các kiểu hình gen bệnh a thalassemia    56
3.1.4.    Biểu hiện huyết học    61
3.2.    Tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh p thalassemia    68
3.2.1.    Đặc điểm dân số nghiên cứu    68
3.2.2.    Tỷ lệ tăng HbA2 hoặc/và HbF    69
3.2.3.    Tỷ lệ mắc Hb E    71
3.2.4.    Tỷ lệ mang gen bệnh p thalassemia    73
3.2.6. Biểu hiện huyết học    75
Chương 4 BÀN LUẬN    80
4.1.    Tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh a thalassemia    80
4.1.1.    Tỷ lệ mang gen bệnh:    80
4.1.2.    Tỷ lệ mang gen bệnh a thalassemia:    81
4.1.3.    Tỷ lệ các kiểu gen    85
4.1.4.    Biểu hiện huyết học    89
4.1.5.    Trung bình các thành phần Hb    93
4.2.    Tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh p thalassemia:    93
4.2.1.    Tỷ lệ mang gen bệnh p thalassemia    94
4.2.2.    Tỷ lệ mắc bệnh HbE    99
4.2.3.    Các đột biến p thalassemia thường gặp ở trẻ Êđê và M’nông    102
4.2.4.    Biểu hiện huyết học    104
KẾT LUẬN    108
KIẾN NGHỊ    110
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO    111
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một vài hình ảnh sinh học phân tử trong nghiên cứu
Phụ lục 2: Danh sách các xã được chọn nghiên cứu
Phụ lục 3: Mẫu phiếu điều tra
Phụ lục 4: Danh sách bệnh nhân nghiên cứu
Phụ lục 5: Bản đồ các xã được chọn nghiên cứu 
TIẾNG VIỆT
BC    :    bạch    cầu
HC    :    hồng    cầu
TC    :    tiểu cầu
TIẾNG ANH
ARMS    : Amplification Refractory Mutation System Khuếch đại có tính chất trơ
ATRX    : Alpha-thalassemia X-linked intellectual disability Hội chứng khuyết tật trí tuệ liên kết với nhiễm sắc thể giới tính
C    : Cytosine
cd    :codon
DNA    : Deoxyribonucleic acid
FISH
: Fluorescent in situ hybridization
G    : Guanin
Hb    : hemoglobin
IVSs    : Intervening sequences
MCH    : Mean corpuscular hemoglobin Hemoglobin trung bình trong một hồng cầu
MCHC    : Mean corpuscular hemoglobin concentration Nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu
MCV    : Mean corpuscular volume Thể tích trung bình hồng cầu


MLPA    : Multiplex Ligation-dependent Probe Amplification Kỹ thuật khuếch đại nhiều đoạn dò phụ thuộc sự kết nối
PPS    : Probability proportionat to size cluser Sampling Phương pháp chọn mẫu xác suất tỷ lệ theo cỡ dân số
PCR    : Polymerase Chain Reaction Phản ứng chuỗi trùng hợp
RNA    : Ribonucleic acid
T    : Thymine
U    : Uraxin


 
Trang
Bảng 1.1. Cấu trúc hemoglobin và thời kỳ xuất hiện hemoglobin sinh lý    6
Bảng 1.2. Tương xứng giữa kiểu hình và thành phần Hb Bart’s lúc sinh    8
Bảng 1.3. Kiểu hình, kiểu gen bệnh p thalassemia    9
Bảng 1.4. Đột biến a thalassemia ở các nhóm chủng tộc    17
Bảng 1.5. Đột biến phổ biến bệnh p thalassemia    24
Bảng 1.6. Đột biến gen p thalassemia ở các dân tộc trên thế giới    25
Bảng 1.7. Dịch tễ học toàn cầu của bệnh p thalassemia    26
Bảng 1.8. Tỷ lệ mang gen bệnh ở các quốc gia Châu Á    27
Bảng 1.9. Tình hình mắc p thalassemia tại Việt Nam    28
Bảng 1.10. Tỷ lệ của các đột biến p thalassemia ở Việt Nam và các nước
trong khu vực    29
Bảng 1.11. Tỷ lệ mắc bệnh HbE    29
Bảng 3.12. Tuổi thai    53
Bảng 3.13. Cân nặng lúc sinh    54
Bảng 3.14. Tỷ lệ máu cuống rốn có Hb Bart’s    54
Bảng 3.15. Tỷ lệ mang gen bệnh a thalassemia    55
Bảng 3.16. Tỷ lệ các đột biến gen bệnh a thalassemia ở cả hai dân tộc    56
Bảng 3.17. Tỷ lệ các kiểu gen bệnh a thalassemia ở cả hai dân tộc    57
Bảng 3.18. Tỷ lệ bệnh HbE theo các đột biến a thalassemia ở hai dân tộc    … 58
Bảng 3.19. Tỷ lệ bệnh HbE theo các đột biến a thalassemia dân tộc Êđê    59
Bảng 3.20. Tỷ lệ bệnh HbE theo các đột biến a thalassemia ở dân tộc
M’nông    60
Bảng 3.21. Trung bình các chỉ số huyết học theo kiểu gen bệnh a thalassemia
ở cả hai dân tộc    61
Bảng 3.22. Trung bình các chỉ số huyết học theo kiểu gen bệnh a thalassemia
ở dân tộc Êđê    62
Bảng 3.23. Trung bình các chỉ số huyết học theo kiểu gen bệnh a thalassemia
ở dân tộc M’nông    64
Bảng 3.24. Trung bình các thành phần Hb theo kiểu hình gen bệnh
thalassemia ở cả hai dân tộc    65
Bảng 3.25. Trung bình các thành phần Hb theo kiểu gen bệnh a thalassemia ở
dân tộc Êđê     66
Bảng 3.26. Trung bình các thành phần Hb theo kiểu hình gen bệnh a
thalassemia ở dân tộc M’nông    67
Bảng 3.27. Tuổi    68
Bảng 3.28. Giới tính    69
Bảng 3.29. Tỷ lệ tăng HbF hoặc/và HbA2 ở cả hai dân tộc    69
Bảng 3.30. Tỷ    lệ tăng HbA2 hoặc/và HbF ở dân tộc Êđê    70
Bảng 3.31. Tỷ    lệ tăng HbA2 hoặc/và HbF ở dân tộc M’nông    71
Bảng 3.32. Tỷ lệ mắc HbE ở cả hai dân tộc    71
Bảng 3.33. Tỷ    lệ mắc HbE ở dân tộc Êđê theo giới    72
Bảng 3.34. Tỷ    lệ mắc HbE ở dân tộc M’nông theo giới    73
Bảng 3.35. Tỷ lệ mang gen bệnh p thalassemia    73
Bảng 3.36. Các đột biến gây p thalassemia    74
Bảng 3.37. Trung bình các chỉ số huyết học theo kiểu gen p thalassemia
ở cả hai dân tộc    75
Bảng 3.38. Trung bình các chỉ số huyết học theo kiểu gen p thalassemia
ở dân tộc Êđê    76 
Bảng 3.39. Trung bình các chỉ số huyết học theo kiểu gen p thalassemia
ở dân tộc M’nông    77
Bảng 3.40. Trung bình các thành phần Hb theo kiểu gen p thalassemia
ở cả hai dân tộc    78
Bảng 3.41. Trung bình các thành phần Hb theo kiểu gen p thalassemia
ở dân tộc Êđê    79
Bảng 3.42. Trung bình các thành phần Hb theo kiểu gen p thalassemia
ở dân tộc M’nông    79
Bảng 4.43. Tỷ lệ mang gen bệnh ở các dân tộc trên thế giới    81
Bảng 4.44. Tỷ lệ các kiểu đột biến bệnh a thalassemia tại một số    quốc gia ..    83
Bảng 4.45. Tỷ lệ các kiểu gen bệnh    85
Bảng 4.46. Tỷ lệ mắc bệnh p thalassemia các dân tộc Việt Nam    94
Bảng 4.47. Tỷ lệ mang gen p thalassemia ở các vùng trên thế giới    98
Bảng 4.48. Tỷ lệ mắc bệnh HbE ở Việt Nam    100 
Trang
Biểu đồ 3.1. So sánh tỷ lệ mang gen bệnh a thalassemia ở hai dân tộc    55
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ tăng HbF>3,5% hoặc/và HbA2>3,5% ở hai dân tộc
theo giới    70
Biểu đồ 3.3. So sánh tỷ lệ mắc HbE ở cả hai dân tộc    72
Biểu đồ 4.4. So sánh tỷ lệ mắc bệnh p thalassemia ở các dân tộc Việt Nam 153
Sơ đồ 2.1: Các bước thực hiện nghiên cứu tỷ lệ a thalassemia    38
Sơ đồ 2.2: các bước thực hiện nghiên cứu xác định tỷ lệ mang gen
p thalassemia    39
Sơ đồ 2.3: Các bước tiến hành khảo sát gen a thalassemia    50
Sơ đồ 2.4: Các bước tiến hành khảo sát gen p thalassemia    51
Trang
Hình 1.1.    Gen alpha và beta globin (trên nhiễm sắc thể 16 và 11)    10
Hình 1.2.    Cấu trúc của cụm gen a globin trên nhiễm sắc thể 16    12
Hình 1.3. Xóa đoạn một gen gây a+-thalassaemia    14
Hình 1.4. Xóa đoạn gây a0 thalassemia    15
Hình 1.5. Sơ đồ của gen p globin    21
Hình 1.6. Phân bố các đột biến gen bệnh p thalassemia    30
Hình 2.7. Hình ảnh công thức máu ngoại biên trong nghiên cứu    44
Hình 2.8. Hình ảnh phiếu điện di Hb bằng máy mao quản    45
Hình 2.9. Hình ảnh phiếu điện di Hb trong nghiên cứu tỷ lệ mắc
p thalassemia    46
Hình 2.10. Hình ảnh kết quả xét nghiệm tìm đột biến a thalassemia bằng
phương pháp multiplex GAP-PCR    47
Hình 2.11. Hình ảnh kết quả xét nghiệm tìm đột biến p thalassemia bằng
phương pháp multiplex ARMS-PCR và ARMS-PCR    48
Hình 2.12. Hình ảnh giải trình tự gen p thalassemia trong nghiên cứu    49 
ĐẶT VẤN ĐỀ

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment