Tỷ lệ tái nhập viện vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và một số yếu tố liên quan
Tỷ lệ tái nhập viện vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và một số yếu tố liên quan
Nguyễn Thị Thanh Huyền, Chu Thị Hạnh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là biến cố quan trọng trong tiến trình của bệnh. Nghiên cứu tiến cứu trên 122 bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 01/2018 đến tháng 08/2019 nhằm xác định tỷ lệ tái nhập viện vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong 12 tháng và một số yếu tố liên quan. Sau khi điều trị đợt cấp ổn định, bệnh nhân được đánh giá về các đặc điểm lâm sàng và một số chỉ số cận lâm sàng, sau đó theo dõi trong 12 tháng. Kết quả 113 bệnh nhân được theo dõi với 142 lần tái nhập viện, số lần tái nhập viện trung bình là 1,3; tỷ lệ bệnh nhân tái nhập viện vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong 12 tháng theo dõi là 54,9%. Tiền sử nhập viện vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong năm trước, chỉ số khối cơ thể – BMI < 20, điểm đánh giá ảnh hưởng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (CAT – COPD Assessment Test) > 10 và tỷ lệ bạch cầu ái toan máu ngoại vi ≥ 2% đều có liên quan đến tái nhập viện vì đợt cấp với p < 0,05. Yếu tố có giá trị tiên lượng độc lập với tái nhập viện vì đợt cấp là BMI < 20 (OR = 0,419; 95%CI: 0,174 – 1,008; p = 0,05) và tiền sử đợt cấp nhập viện trước đó (OR = 0,38; 95%CI: 0,16 – 0,903; p = 0,029).
2020Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được định nghĩa là sự thay đổi các triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở vượt quá dao động hàng ngày ở bệnh nhân, đòi hỏi phải thay đổi điều trị. Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính làm chức năng hô hấp suy giảm nhanh hơn, ảnh hưởng đến thể lực, đến chất lượng cuộc sống,sức khỏe của bệnh nhân và gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn Bệnh viện. Đặc biệt tỷ lệ tử vong tăng cao ở những bệnh nhân phải nhập viện nhiều lần vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.1 Bởi vậy một trong những mục tiêu điều trị quan trọng theo hướng dẫn GOLD (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease – Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính) là phòng tránh được các đợt cấp.2Trên thế giới đã có các nghiên cứu về khảo sát các yếu tố nguy cơ gây đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phải nhập viện. Kết quả của các nghiên cứu này cho thấy các yếu tố có mối liên quan với nguy cơ nhập viện và tái nhập viện vì đợt cấp như: thời gian mắc bệnh, số đợt cấp nhập viện trong năm trước, không sử dụng corticoid dạng hít, không sử dụng thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài, mức độ khó thở, chỉ số khối cơ thể (body mass index – BMI) < 20, nồng độ albumin huyết thanh thấp < 2 mg/dl,3,5 tăng áp lực riêng phần khí cacbonic trong máu động mạch, tăng bạch cầu ái toan (BCAT),6… Đặc điểm của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam với điều kiện hiện tại có những khác biệt về kiến thức, tình trạng dinh dưỡng, điều kiện kinh tế, thời tiết khí hậu, ô nhiễm môi trường…
Tỷ lệ tái nhập viện vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và một số yếu tố liên quan