TỶ LỆ TRẦM CẢM SAU NHỒI MÁU NÃO VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI VỊ TRÍ NHỒI MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175
TỶ LỆ TRẦM CẢM SAU NHỒI MÁU NÃO VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI VỊ TRÍ NHỒI MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175
Hoàng Tiến Trọng Nghĩa1, Trương Công Nam1
Phan Xuân Uy Hùng1
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ trầm cảm và mối liên hệ với vị trí nhồi máu ở bệnh nhân (BN) nhồi máu não (NMN) tại Bệnh viện Quân y 175. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 81 BN NMN lần đầu điều trị tại
Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 9/2020 – 4/2021. Chẩn đoán trầm cảm theo DSMV và phân loại theo thang điểm PHQ-9. Kết quả: Nhóm tuổi 71 – 80 có tỷ lệ mắc trầm cảm sau NMN cao nhất. 40,7% BN mắc trầm cảm sau NMN, chủ yếu là trầm cảm nhẹ (24,69%). Không ghi nhận mối liên quan giữa trầm cảm sau đột quỵ và giới tính hay vị trí nhồi máu. Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm trong số BN NMN là 40,7%. Vị trí tổn thương NMN không phải là yếu tố tăng nguy cơ trầm cảm.
số ngày càng già đi, tỷ lệ đột quỵ gia tăng, mỗi năm ghi nhận tại Việt Nam thêm 200.000 ca đột quỵ mới [1]. Với việc ngày càng hoàn thiện các phác đồ điều trị đột quỵ cấp, các vấn đề liên quan, hệ quả sau đột quỵ ngày càng được quan tâm. Trầm trọng trong điều trị [5]. Nhiều nghiên cứu ghi nhận kết quả không thống nhất về mối liên hệ giữa vị trí nhồi máu và tần suất khởi phát bệnh trầm cảm [3, 10]. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm: Xác định tỷ lệ BN trầm cảm sau NMN và tìm hiểu mối liên hệ giữa vị trí nhồi máu và trầm cảm ở BN sau đột quỵ
Nguồn: https://luanvanyhoc.com