VAI TRÒ CỦA IMATINIB TRONG ĐIỀU TRỊ TÂN BỔ TRỢ U MÔ ĐỆM ĐƯỜNG TIÊU HOÁ: BÁO CÁO 2 TRƯỜNG HỢP

VAI TRÒ CỦA IMATINIB TRONG ĐIỀU TRỊ TÂN BỔ TRỢ U MÔ ĐỆM ĐƯỜNG TIÊU HOÁ: BÁO CÁO 2 TRƯỜNG HỢP

VAI TRÒ CỦA IMATINIB TRONG ĐIỀU TRỊ TÂN BỔ TRỢ U MÔ ĐỆM ĐƯỜNG TIÊU HOÁ: BÁO CÁO 2 TRƯỜNG HỢP
Đỗ Anh Tú1, Nguyễn Đình Lợi1
1 Bệnh viện K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
U mô đệm đường tiêu hoá (Gastrointestinal tromal tumors – GISTs) là u trung mô ác tính thường gặp nhất của đường tiêu hóa, chiếm khoảng 1-3% các u ác tính của dạ dày ruột. Sự phát triển của GISTs do đột biến gen KIT chiếm khoảng 78-88%. GIST ở dạ dày chiếm tỉ lệ cao nhất (40-60%), ruột non (20-30%) và các vị trí khác như đại trực tràng, thực quản. Chẩn đoán dựa vào mô bệnh học và hoá mô miễn dịch CD117 dương tính. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính, điều trị bổ trợ bằng imatinib giúp kéo dài thời gian sống và giảm tỉ lệ tái phát. Đối với giai đoạn bệnh tiến triển khi mới chẩn đoán việc phẫu thuật không đảm bảo diện cắt âm tính (R0), nhiều biến chứng thì điều trị tân bổ trợ bằng imatinib làm giảm thể tích khối u, giảm giai đoạn, thuận lợi cho phẫu thuật triệt căn và cải thiện kết quả điều trị. Hai trường hợp lâm sàng minh hoạ cho điều trị tân bổ trợ imatinib thành công cho bệnh nhân GISTs giai đoạn muộn tại bệnh viện K.

U mô đệm đường tiêu hoá (Gastrointestinal tromal  tumors -GISTs)là  u  trung  mô  ác  tính thường  gặp  nhất  của  đường  tiêu  hóa,  chiếm khoảng 1-3% các u ác tính củadạ dày ruột. Sự phát triển của GISTs do đột biến gen KIT chiếm khoảng 78-88%, ít gặp hơn là đột biến PDGFRA hoặc  các  đột  biến  khác  chiếm  khoảng  3-5%. GIST ở dạ dày chiếm tỉ lệ cao nhất (40-60%), ruột non (20-30%), đại trực tràng (5-15%), thực quản (< 1%),mạc nối lớn và mạc treo ruột rất hiếm gặp[1]. Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn duy nhất đối với GISTs tuy nhiên sau hai năm tỷ lệ tái phát vẫn rất cao khoảng 40-60%. Do đó, điều trị bổ trợ imatinib đóng vai trò quan trọng trong cải thiện tỉ lệ tái phát và thời gian sống sót[2]. Không phải tất cả khối u GISTsđều có thể cắt bỏ hoàn toàn và đảm bảo diện cắt âm tính, vì vậy việc điều trị tân bổ trợ là cần thiết để thu nhỏ kích thước khối u.Nhiều bệnh nhân vàoviện vớikhối ukích thướclớn trong ổ bụng xâm lấn, chèn ép khiến bệnh nhân suy kiệt, tắc ruột, xuất huyết, thiếu máu và nhiều biến chứng khác. Việc chẩn đoán đúng GISTsvà  lênkế hoạch điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân giúp cải thiện tiên lượng bệnh nhân ở giai đoạn này[3]. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu cho thấy lợi ích của điều trị tân bổ trợ imatinib trên bệnh nhân GISTs không  thể  phẫu  thuật  triệt  căn.Tuy  nhiên  còn nhiều tranh cãi về thời gian điều trị imatinib  sau phẫu thuậtvà thời điểm phẫu thuật đểđạthiệu quảcaonhất, giảm tỉ lệ kháng thuốc, sự đáp ứng củabệnh phẩm sau mổ [4],  [5]. Trong điều trị cần cá thể hóa dựa vào khả năng cắt bỏ, vị trí, tình trạng chảy máu của khối u và thể trạng của bệnh  nhân.  Trong  bài  báo  này,  chúng  tôi  giới thiệu hai trường hợp lâm sàng GISTs được điềutrị tân  bổ  trợ  bằng  imatinib  400mg/ngày.  Sau  4 tháng đánh giá trên CLVT, kích thước khối u giảm đáng kể tạo điều kiện cắt bỏ hoàn toàn khối u.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment