VAI TRÒ CỦA THỰC HÀNH MÔ PHỎNG TRONG NHI KHOA ĐẾN SỰ TỰ TIN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG CHÍNH QUY TRONG THỰC HÀNH KỸ THUẬT TIÊM TĨNH MẠCH CHO TRẺ EM

VAI TRÒ CỦA THỰC HÀNH MÔ PHỎNG TRONG NHI KHOA ĐẾN SỰ TỰ TIN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG CHÍNH QUY TRONG THỰC HÀNH KỸ THUẬT TIÊM TĨNH MẠCH CHO TRẺ EM

VAI TRÒ CỦA THỰC HÀNH MÔ PHỎNG TRONG NHI KHOA ĐẾN SỰ TỰ TIN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG CHÍNH QUY TRONG THỰC HÀNH KỸ THUẬT TIÊM TĨNH MẠCH CHO TRẺ EM
Nguyễn Thị Minh Chính1, Nguyễn Trường Sơn1, Nguyễn Thị Thanh Huyền1, Phạm Thị Hoàng Yến1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi về mức độ tự tin của sinh viên đại học điều dưỡng chính quy về thực hành kỹ thuật tiêm tĩnh mạch cho trẻ em sau thực hành mô phỏng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, 214 sinh viên đại học điều dưỡng chính quy khóa 11 đủ đã tham gia trả lời dựa trên bộ câu hỏi. Kết quả nghiên cứu: Mức điểm trung bình về thực hành kỹ thuật tiêm tĩnh mạch theo đánh giá của người học đã tăng đáng kể với mức điểm trung bình chênh sau can thiệp lần 1, lần 2 làn lượt là 0,4 và 0,9 điểm (t < 0,001). Mức điểm trung bình về thực hành kỹ thuật tiêm tĩnh mạch theo đánh giá của giảng viên đã tăng với mức điểm trung bình chênh sau can thiệp lần 2 so với lần 1 là 0,5 điểm (t < 0,001). Kết luận: Mức độ tự tin của sinh viên đại học điều dưỡng chính quy về thực hành kỹ thuật tiêm tĩnh mạch cho trẻ em sau thực hành mô phỏng thay đổi đáng kể.

Kỹ thuật tiêm là kỹ thuật phổ biến mà người điều dưỡng phải thực hiện. Việc điều dưỡng thực hiện mũi tiêm an toàn sẽ giúp người bệnh tránh khỏi các biến cố và đem lại hiệu quả cao về kinh tế [1]. Trên thựctế, hầu hết các điều dưỡng viên mới tốt nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện các mũi tiêm tĩnh mạch cho người bệnh, đặc biệt là trẻ  nhỏ.  Nguyên  nhân  có  thể  là  do  việc  thực hành các mũi tiêm này trong một môi trường lâm sàng là rất khó khăn bởi áp lực từ phíangười bệnh và gia đình. Những khó khăn không chỉ về mặt kỹ thuật mà các khó khăn tâm lý cũng làm cho điều dưỡng khó có thể thực hiện được các mũi  tiêm  đó  một  cách  an  toàn  và  hiệu  quả. Trong thực tế việc thực hiện mũi tiêm tĩnh mạch cho các trẻ còn khó khăn hơn rất nhiều bởi sự tác động về tâm lý của trẻ, của gia đình trẻ.Mức độ tự tin, theo Albert Bandura, nhà tâm lý học, người sáng lập lý thuyết nhận thức xã hội và sự tự tin.Bandura (2004) mô tả sự tự tin của sinh viên bị ảnh hưởng bởi mục tiêu việc vượt qua các rào cản tâm lý và mức độ kiên trì của sinh  viên.Khi sinh viên có sự tự tin, họ sẽ kiểm soát được các tình huống, giảm các căng thẳng và làm chủ các công việc mà mình định thực hiện [4]. Theo lý thuyết của Bandura bằng việc hỗ trợ tích cực của giảng viên thông qua các hoạt động trong  giảng  dạy  sử  dụng  môi  trường  giả  lâm sàng, người giảng viên sẽ giúp người học tăng cường mức độ tự tin, giúp họ tin vào bản thân và có sự tự tin để thành công trong việc tiếp xúc cũng như thực hiện các hành động chăm sóc cho người bệnh.

https://thuvieny.com/vai-tro-cua-thuc-hanh-mo-phong-trong-nhi-khoa-den-su-tu-tin-cua-sinh-vien-dai-hoc-dieu-duong-chinh-quy-trong-thuc-hanh/

Leave a Comment