Vai trò của tương hợp HLA trong ghép thận trẻ em

Vai trò của tương hợp HLA trong ghép thận trẻ em

Vai trò của tương hợp HLA trong ghép thận trẻ em
Hoàng Thị Diễm Thúy, Trần Đình Long

Ghép thận là phương pháp điều trị tối ưu trong suy thận giai đoạn cuối cho cả người lớn và trẻ em. Đối với trẻ em, do kỳ vọng sống (expected longevity) sau ghép còn dài, nên việc quy định tiêu chuẩn cặp cho – nhận cần phải chặt chẽ hơn, nhằm đảm bảo tuổi thọ tối ưu cho thận ghép. Việc tuân thủ tương hợp 100% HLA nhóm II giúp kéo dài tuổi thọ mãnh ghép và giảm nguy cơ bệnh tăng sinh lympho sau ghép ở trẻ em. Ngoài ra các yếu tố nguy cơ khác liên quan đến sống còn thận ghép bao gồm:  không tuân thủ điều trị, mức sống, giới nữ, bệnh cầu thận, tuổi người cho, cân nặng và tuổi người nhận.

Ghép thận là phương pháp điều trị tối ưu trong suy thận giai đoạn cuối cho cả người lớn và trẻ em. Theo dữ liệu từ NAPRTCS [12], 80% trẻ ghép thận là trên 6 tuổi, khoảng 25% trẻ được ghép đón đầu tiền lọc máu.
Đối với trẻ em, do kỳ vọng sống (expected định tiêu chuẩn cặp cho – nhận cần phải chặt chẽ hơn, nhằm đảm bảo tuổi thọ tối ưu cho thận ghép. Tỉ lệ sống còn ở trẻ ghép thận sau  5 và 10 năm là 96% và 85% với người cho sống; 70,5% và 42% với người cho chết não  theo thống kê từ USRDS [5]. Thời gian sống trung bình của thận ghép trẻ em là 119,4± 8,38 tháng. Có nhiều yếu tố góp phần vào việc kéo dài đời sống thận ghép như chuẩn bị trước ghép, cải thiện kỹ thuật mổ, điều trị tốt nhiễm trùng cơ hội, và giảm thiểu tối đa số HLA bất tương hợp (HLA mismatch). Kinh nghiệm từ việc bỏ qua tương hợp HLA cho thấy sẽ kéo theo việc tăng cường thuốc ức chế miễn dịch, từ đó dẫn đến nhiễm trùng cơ hội, trong đó đáng quan tâm nhất là bệnh tăng sinh lympho sau ghép (PTLD). Trong bài này sẽ phân tích kết quả sống còn của thận ghép ở trẻ em theo số HLA bất tương hợp và các yếu tố liên quan khác.

 

 

Vai trò của tương hợp HLA trong ghép thận trẻ em

Leave a Comment