Viêm phổi thở máy xâm nhập và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc người bệnh thở máy xâm nhập tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2021 – 2022
Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Viêm phổi thở máy xâm nhập và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc người bệnh thở máy xâm nhập tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2021 – 2022.Chăm sóc người bệnh thở máy là một trong những việc quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả điều trị cho người bệnh. Viêm phổi liên quan đến thở máy (VPLQTM) là một biến chứng thường gặp ở người bệnh thở máy xâm nhập. VPLQTM làm kéo dài thời gian điều trị, tăng thời gian thở máy, tăng chi phí điều trị, tăng gánh nặng cho hệ thống y tế và cho người bệnh. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng nhưng tỉ lệ mắc, tỉ lệ tử vong do viêm phổi thở máy vẫn cao do vi khuẩn ngày càng đề kháng với kháng sinh. Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới cho thấy tỉ lệ VPLQTM, căn nguyên vi khuẩn gây VPLQTM và kết quả điều trị VPLQTM là không giống nhau giữa các quốc gia, và ngay trong cùng một khu vực địa lý cũng có sự khác nhau giữa các cơ sở điều trị. 24;54
Trong những năm gần đây, VPLQTM luôn là vấn đề thời sự đối với ngành Y tế do tỉ lệ mắc gia tăng không ngừng. Theo những báo cáo tại Mỹ 55, cứ 1000 người nhập viện thì có từ 5-10 người bệnh mắc VPLQTM, cứ sau 1000 ngày thở máy thì lại có 10 -15 người bệnh mắc viêm phổi. Ở các nước phát triển tỉ lệ mắc VPLQTM tại các khoa Hồi sức cấp cứu dao động từ 9% đến 25%. Ở Việt Nam, theo tác giả Trần Thị Tuệ Tú (2019), tỉ lệ VPLQTM là 72,2% 32.
Các nghiên cứu cho thấy chính kiến thức về thở máy còn hạn chế, các phương tiện, dụng cụ thay thế còn thiếu thốn, không đồng bộ, các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn chưa tốt,…là nguyên nhân gây tăng tỉ lệ viêm phổi ở người bệnh thở máy. Vai trò của điều dưỡng trong theo dõi và chăm sóc người bệnh thở máy tại Trung tâm Cấp cứu Hồi sức là một trong những công việc quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả điều trị người bệnh. Tại Trung tâm Cấp cứu A9- Bệnh viện Bạch Mai, hàng ngày phải tiếp nhận điều trị một lượng lớn người bệnh nặng cần phải thông khí nhân tạo.
Do vậy, việc áp dụng các biện pháp hiệu quả nhằm dự phòng ngay từ đầu là hết sức cần thiết để hạn chế tối đa biến chứng viêm phổi cho người bệnh được đặt ống nội khí quản thở máy, đây là vấn đề có tính thực tiễn và cấp thiết cho thực hành lâm sàng. Vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Viêm phổi thở máy xâm nhập và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc người bệnh thở máy xâm nhập tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2021 – 2022” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng viêm phổi thở máy xâm nhập tại Trung tâm Cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai.
2. Phân tích kết quả chăm sóc người bệnh thở máy xâm nhập và một số yếu tố liên quan
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….. 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu hệ hô hấp, sinh lý hệ hô hấp và sinh lý bệnh đường
hô hấp………………………………………………………………………………………… 3
1.1.1. Đặc điểm về giải phẫu hệ hô hấp …………………………………………….. 3
1.1.2. Sinh lý hô hấp……………………………………………………………………….. 3
1.1.3. Sinh lý bệnh đường hô hấp……………………………………………………… 4
1.1.4. Tổn thương phổi do máy thở gây nên và theo dõi chăm sóc người
bệnh thở máy…………………………………………………………………………. 5
1.2. Một số vấn đề về viêm phổi liên quan đến thở máy…………………………. 6
1.2.1. Khái niệm về viêm phổi liên quan đến thở máy ………………………… 6
1.2.2. Tác nhân gây bệnh…………………………………………………………………. 6
1.2.3. Hình thức khởi phát viêm phổi liên quan đến thở máy……………….. 7
1.2.4. Cơ chế bệnh sinh của viêm phổi liên quan đến thở máy …………….. 7
1.2.5. Các dấu hiệu, biểu hiện lâm sàng của viêm phổi thở máy…………. 10
1.2.6. Kết quả cận lâm sàng …………………………………………………………… 11
1.2.7. Chẩn đoán viêm phổi thở máy ………………………………………………. 11
1.3. Điều trị viêm phổi thở máy…………………………………………………………. 12
1.3.1. Hồi sức cơ bản, hỗ trợ tốt hô hấp, khắc phục các biến chứng. …… 12
1.3.2. Sử dụng kháng sinh:…………………………………………………………….. 12
1.3.3. Cân bằng nước điện giải và kiềm toan……………………………………. 12
1.3.4. Kết hợp nuôi dưỡng qua sonde dạ dày và nuôi dưỡng đường tĩnh mạch. 13
1.3.5. Chế độ chăm sóc và thở máy hợp lý, chăm sóc hô hấp, vận động trị liệu. .. 13
1.3.6. Kiểm soát bệnh lý nền, và dự phòng thuyên tắc tĩnh mạch. ………. 13
1.4. Một số học thuyết điều dưỡng ứng dụng trong nghiên cứu. ……………. 13
1.4.1. Học thuyết Nightingale ………………………………………………………… 13
1.4.2. Học thuyết Newman…………………………………………………………….. 1
1.5. Chăm sóc người bệnh, các biện pháp theo dõi và dự phòng biến chứng. .. 14
1.5.1. Chăm sóc người bệnh thở máy………………………………………………. 14
1.6. Một số nghiên cứu về chăm sóc NB thở máy và VPLQTM ……………. 18
1.6.1. Tình hình VPLQTM trên thế giới ………………………………………….. 18
1.6.2. Tình hình viêm phổi thở máy ở Việt Nam………………………………. 20
1.7. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu ……………………………………………… 21
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu: người bệnh thở máy xâm nhập…………………… 23
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân…………………………………………………… 23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ………………………………………………………………. 23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ……………………………………………….. 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 23
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………… 23
2.3.2. Chọn mẫu …………………………………………………………………………… 23
2.4. Các biến số nghiên cứu………………………………………………………………. 23
2.4.1. Công cụ nghiên cứu……………………………………………………………… 23
2.4.2. Các biến số nghiên cứu ………………………………………………………… 25
2.4.3. Khái niệm, định nghĩa, tiêu chuẩn đánh giá các biến số nghiên cứu… 25
2.4.4. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………………… 32
2.5. Các bước thực hiện ……………………………………………………………………. 33
2.6. Xử lí số liệu ……………………………………………………………………………… 34
2.7. Đạo đức nghiên cứu…………………………………………………………………… 34
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………… 35
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu …………………………………… 35
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh thở máy…………. 38
3.3. Kết quả chăm sóc người bệnh thở máy và một số yếu tố liên quan….. 45
3.3.1. Kết quả chăm sóc người bệnh thở máy…………………………………… 45
3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh thở máy… 50CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 55
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thực trạng viêm phổi ở người bệnh
thở máy xâm nhập……………………………………………………………………… 55
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu……………………………… 55
4.1.2. Đặc điểm bệnh lý của đối tượng nghiên cứu ………………………….. 57
4.1.3. Đặc điểm người bệnh thở máy. ……………………………………………… 57
4.1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh thở máy. ….. 59
4.1.5. Thực trạng về viêm phổi thở máy ………………………………………….. 62
4.2. Đánh giá thực trạng chăm sóc người bệnh thở máy xâm nhập và một số
yếu tố liên quan. ………………………………………………………………………… 65
4.2.1. Thực trạng chăm sóc người bệnh thở máy xâm nhập ……………….. 65
4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh thở máy. 71
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 77
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………….. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Đánh giá tiên lượng VPLQTM……………………………………………… 12
Bảng 3.1. Nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu ……………………………………… 35
Bảng 3.2. Chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu ……………………………………. 36
Bảng 3.3. Tiền sử của đối tượng nghiên cứu ………………………………………….. 37
Bảng 3.4. Đặc điểm về ống NKQ của đối tượng nghiên cứu ……………………. 38
Bảng 3.5. Thời gian điều trị của đối tượng nghiên cứu ……………………………. 38
Bảng 3.6. Vi khuẩn gây bệnh ở đối tượng nghiên cứu …………………………….. 43
Bảng 3.7. Thời gian xuất hiện viêm phổi ở ĐTNC………………………………….. 44
Bảng 3.8. Hoạt động chăm sóc người bệnh đang thở máy ……………………….. 46
Bảng 3.9. Phân loại mức độ chăm sóc người bệnh thở máy……………………… 48
Bảng 3.10. Kết quả chăm sóc người bệnh thở máy …………………………………. 49
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa đặc điểm chung với KQCS …………………….. 50
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa chỉ số BMI với KQCS ……………………………. 50
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa lý do vào viện với KQCS………………………… 51
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa bệnh mắc kèm với KQCS ……………………….. 52
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thói quen sinh hoạt với KQCS …………………. 53
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa đặc điểm về ống NKQ với KQCS ……………. 53
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thời gian điều trị với KQCS…………………….. 54
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa viêm phổi mắc phải với KQCS ……………….. 5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Giới tính của đối tượng nghiên cứu ……………………………………. 35
Biểu đồ 3.2. Nơi sống của đối tượng nghiên cứu …………………………………… 36
Biểu đồ 3.3. Lý do vào viện của đối tượng nghiên cứu …………………………… 37
Biểu đồ 3.4. Diễn biến người bệnh theo điểm Glasgow …………………………… 39
Biểu đồ 3.5. Diễn biến người bệnh có dấu hiệu sinh tồn khi thở máy………… 39
Biểu đồ 3.6. Diễn biến người bệnh có các biểu hiện lâm sàng………………….. 40
Biểu đồ 3.7. Diễn biến người bệnh khi thở máy xâm nhập ………………………. 40
Biểu đồ 3.8. Diễn biến kết quả khí máu động mạch ………………………………… 41
Biểu đồ 3.9. Diễn biến kết quả công thức máu ……………………………………….. 41
Biểu đồ 3.10. Diễn biến kết quả sinh hoá máu ……………………………………….. 42
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ mắc mới viêm phổi thở máy ở ĐTNC ………………………. 43
Biểu đồ 3.12. Tình trạng VPLQTM ở ĐTNC theo thời gian…………………….. 44
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ chăm sóc hệ thống máy thở 2 lần/ngày theo thời gian…. 45
Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ tư vấn, giáo dục sức khỏe cho gia đình người bệnh…….. 47
Biểu đồ 3.15. Kết quả chăm sóc người bệnh thở máy ……………………………… 49
Nguồn: https://luanvanyhoc.com