Xác định độ nhạy cảm với kháng sinh và vi khuẩn gây viêm tai giữa mạn tính thủng màng nhĩ ở trẻ em

Xác định độ nhạy cảm với kháng sinh và vi khuẩn gây viêm tai giữa mạn tính thủng màng nhĩ ở trẻ em

Danh từ viêm tai giữa mạn bao gồm để chỉ cả hai loại bênh tích ở hòm tai và xương chũm. Các nhà tai học trên thế giới đều thống nhất sử dụng thuật ngữ viêm tai giữa mạn ( Chronic Otitis Media ) cho cả hai loại bênh tích này.
–    Có nhiều cách phân loại viêm tai giữa mạn trên thế’ giới hiên nay. Tuy nhiên thời gian gần đây có một số tác giả chia viêm tai giữa mạn có lỗ thủng màng nhĩ thành 2 loại là : viêm tai nguy hiểm và viêm tai không nguy hiểm.
–    Vi khuẩn gây bênh trong VTGmt có thể có nhiều loại khác nhau. Chúng ta đều biết rằng vi khuẩn luôn thay đổi về sự nhạy cảm của chúng với thuốc kháng sinh cũng như vai trò gây bênh. Tuy vấn đề vi khuẩn kháng thuốc đó được đề cập đến rất nhiều, song bao giờ nó cũng là vấn đề thời sự đáng chú ý trong việc điều trị các nhiêm khuẩn của tai mũi họng.
–    Từ những năm 60 của thế kỷ trước, ở Việt Nam đó có những nghiên cứu về vi khuẩn tai giữa và tác dụng của kháng sinh trong điều trị của Ngô Văn Phan và Ngô Mạnh Sơn. Tiếp đó là những nghiên cứu của Phạm Kim Loan và Hoàng Thu Thuỷ của Nhan Trừng Sơn và Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Hữu Khôi về tình hình vi khuẩn trong tai mũi họng những năm 80 và 90 của thế kỷ XX.
–    Hiện nay trên thị trường thuốc kháng sinh có rất nhiều loại, thêm vào đó việc sử dụng thuốc kháng sinh tuỳ tiện, không đúng cách theo thói quen của nhân dân đã gây nên tình trạng kháng thuốc của nhiều loại vi khuẩn. Chính vì vậy việc tìm hiếu vi khuẩn gây bệnh trong VTGmt là việc rất quan trọng và cần thiết, nó giúp cho chúng ta xác định được tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn từ đó giúp cho việc lựa chọn một kháng sinh đúng và phù hợp đế điều trị VTGmt đạt kết quả tốt nhất. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:
Xác định độ nhạy cảm với kháng sinh và vi khuẩn gây viêm tai giữa mạn tính thủng màng nhĩ ở trẻ em.
MỤC LỤC
I.    Đặt vấn đề     4
II.    Tổng quan    5
2.1.    Giải phẫu tai giữa    5
2.2.    Bênh hoc tai Giữa    7
• •
2.3.    Vi khuẩn học tai giữa    10
III.    Đối tượng và phương pháp nghiên cứu    13
IV.    Kết quả    15
3.1.    Đặc điểm của mẫu nghiên cứu    15
3.2.    Hình ảnh vi khuẩn học và tình hình kháng kháng sinh 18
V.    Bàn luận    24
VI.    Kết luận    31
VIII. Tài liêu tham khảo    32

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment