XáC ĐịNH GIá TRị CHẩN ĐOáN CủA PHIM CHụP XQUANG ĐạI TRàNG Có CảN QUANG ĐốI VớI VùNG VÔ HạCH

XáC ĐịNH GIá TRị CHẩN ĐOáN CủA PHIM CHụP XQUANG ĐạI TRàNG Có CảN QUANG ĐốI VớI VùNG VÔ HạCH

XáC ĐịNH GIá TRị CHẩN ĐOáN CủA PHIM CHụP XQUANG ĐạI TRàNG Có CảN QUANG ĐốI VớI VùNG VÔ HạCH TRONG BệNH PHìNH ĐạI TRàNG BẩM SINH 

ở TRẻ EM TRƯớC PHẫU THUậT
Bùi Đức Hậu -Bệnh viện Nhi Trung ương
TóM TắT
Mục  tiêu:  Nghiên  cứu  này  nhằm  xác  định  giá  trị chẩn  đoán của  phim  chụp  đại  tràng (ĐT) cản  quang trước mổ trong việc lựa chọn đường mổ đối  với bệnh phình đại tràng bẩm sinh (PĐTBS).
Phương  pháp:  Trong  khoảng  thời  gian  5  năm (2003-2008), đã thu nhận 110 BN bị bệnh PĐTBS vào điều trị phẫu thuật. Các dữ liệu về chụp phim Xquang ĐT trướcmổ được so sánh, đối chiếu với kết quả phẫu thuật  và  giải  phẫu  bệnh  (xét  nghiệm  mô  học).  Phân tích dữ liệu trên cơ sở lập bảng 2×2 với sự trợ giúp của phần mềm  thống kê  tính toán SPSS  13.0.  nhằm  xác định  các  giá  trị  chẩn  đoán  của  việc  đọc  phim  chụp Xquang ĐT  (độ  nhạy,  độ  đặc  hiệu,  giá  trị  tiên  đoán dương tính, giá trị tiên đoán âm tính). Phân tích kappa (kappa statistic) cũng được sử dụng để xác định chỉ số tương đồng giữa kết quả đọc phim và kết quả giải phẫu bệnh. 
Kết  quả:  110  trẻ  bị  PĐTBS  được  nhập  viện  tại Khoa Ngoại bệnh viện Nhi Trung ương Hà  nội là các đối  tượng  tham  gia  vào  nghiên  cứu  này.  Có  86  nam (78,2%), 24 nữ (21,8%), tuổi trung bình 2 tháng tuổi (từ 8  ngày  tuổi  đến  36 tháng).  Tất cả 110 BN  đều  được phẫu  thuật  điều  trị  PĐTBS,  qua đường  hậu môn đơn thuần (95 BN-86,4%) hoặc có kết hợp đường mở bụng (15 BN-13,6%).Phân tích số liệu cho kết quả độ nhạy 98,72%, độ đặc hiệu 93,75%,  giá trị tiên đoán dương tính 97,4%, giá trị tiên đoán âm tính 96,77% và chỉ số tương đồng k (kappa) là 0,93. 
Kết luận:Trong bệnh Hirschsprung, vị trí của “hình ảnh chuyển  tiếp”  trên  phim  chụp  Xquang ĐT có  mối tương đồng khá chính xác với mức vô hạch ở đại tràng, có thể căn cứ vào đây để chọn đường mổ phù hợp. Tuy nhiên,  cần chú  ý phát hiện  một tỷ lệ  nhỏ  không phù hợp giữagiữa dự đoán vị trí vô hạch (cao, thấp) với kết quả sau phẫu thuật, đặc biệt khi dự kiến chọn đường mổ  qua  lỗ  hậu  môn  đơn  thuần  một  thì  (one- stage transanal pull -through)
 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment