XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO CHI PHÍ CHO ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY TIM DỰA TRÊN DỮ LIỆU THANH TOÁN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2017 -2018

XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO CHI PHÍ CHO ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY TIM DỰA TRÊN DỮ LIỆU THANH TOÁN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2017 -2018

XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO CHI PHÍ CHO ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY TIM DỰA TRÊN DỮ LIỆU THANH TOÁN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2017 -2018.Hiện nay, bệnh suy tim là một vấn đề lớn về y tế và kinh tế đang gia tăng trên toàn thế giới. Chí phí điều trị suy tim đã được thực hiện ở một số quốc gia trên thế giới tuy nhiên chưa có nghiên cứu dự báo chi phí điều trị suy tim. Phân tích chi phí (CP) trực tiếp y tế  (TTYT)  trong  điều  trị  suy  tim  trên  mẫu  111.926 người bệnh suy tim dựa trên dữ liệu hồi cứu tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong giai đoạn2017 –2018, đề tài ghi nhận với độ tuổi trung bình 69,71 ± 15,18; tỷ lệ nam: nữ là 1: 1,30; số ngày điều trị trung bình tại bệnh viện 11,99 ± 13,64 ngày, các yếu tố có liên quan đến tổng chi phí điều trị  bao gồm sử dụng thủ thuật phẫu thuật, tuổi người bệnh, giới tính nam, số ngày điều trị, cấp cứu, nội chuyển viện, có tiểu đường, lượt ngoại trú. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến thể hiện mối liên hệ tổng hợp của các yếu tố liên quan đến tổng chi phí điều trị suy tim được xây dựng với R2hiệu chỉnh là 0,574(p < 0,05) và có dạng như sau.

Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp do rối loạn cấu trúc hoặc chức năng của tim, làm suy giảm quá trình đổ đầy hoặc tống máu vào tâm thất đối với hệ tuần hoàn [1]. Bệnh suy tim ảnh hưởng đặc biệt đến người cao tuổi với tỉ lệ 80% nhập viện liên quan đến bệnh suy tim và 90% trường hợp tử vong liên quan đến bệnh suy tim xảy ra ở những bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên [2]. Suy tim là một vấn đề lớn về y tế và kinh tế đang gia tăng trên toàn thế giới với tỷ lệ chiếm 1-2% ngân sách quốc gia chi cho ngành y tế [2]. Theo  cơ  quan  đăng  ký  Trao  đổi  Dữ  liệu  Y  tế Toàn cầu, tỷ lệ hiện mắc suy tim trên toàn thế giới là 64,34 triệu trường hợp. Điều này tương đương với 9,91 triệu năm bị mất do khuyết tật (YLDs) và 346,17 tỷ đô la Mỹ chi phí chăm sóc sức khỏe [3].  Mặc dù, hiệu quả của chăm sóc bệnh suy tim đã được cải thiện rõ rệt và chứng minh về tỷ lệ tử vong giảm đáng kể bằng các liệu pháp. Tuy nhiên, ngoài việc mang lại gánh nặng bệnh tật nghiêm trọng bởi những di chứng nặng nề mà còn gây ra gánh nặng về chi phí y tế ngày một gia tăng. Do đó, cần có các nghiên cứu về chi phí bệnh suy tim là một công cụ quan trọng để phân tích gánh nặng kinh tế của bệnh suy tim nhằm cung cấp thôngtin bác sĩ lâm sàng và các nhà hoạch định chính sách y tế. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu phân tích chi phí điều trị suy tim trên khắp các quốc gia tại châu Á, châu Âu và châu Mỹ [4, 5]. Tại Việt Nam, CPTTYT trung bình 1 đợt điều trị suy tim nội trú được ghi nhận là 8.401.579,63 ± 55.111,95 VNĐ trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy năm 2020 [6]. Để có cái nhìn tổng quát hơn về chi phí điều trị bệnh suy tim tạo cơ sở dự báo chi phí này trong tương lai, đề tài “Xây dựng mô hình dự báo chi phí điều trị bệnh suy tim dựa trên dữ liệu thanh toán bảo hiểm y tế toàn quốc giai đoạn 2017-2018” được thực hiện với các mục tiêu sau:Khảo sát đặc điểm của người bệnhsuy tim theo dữ liệu bảo hiểm y tế toàn quốc giai đoạn 2017 -2018.1.Phân tích các yếu tốliên quan đến chi phí điều trịbệnh suy tim2.Xây dựng phương trình hồi quy dựbáo chi phí điều trị bệnh suy tim

https://thuvieny.com/xay-dung-mo-hinh-du-bao-chi-phi-cho-dieu-tri-benh-suy-tim-dua-tren-du-lieu-thanh-toan-bao-hiem-y-te/

Leave a Comment