15+ công dụng Cây xương khỉ khiến bạn ngạc nhiên
15+ công dụng Cây xương khỉ khiến bạn ngạc nhiên
Cây xương khỉ thường được người dân dùng làm rau, với cách chế biến bằng nhiều món ăn ngon, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, loại cây này còn có công dụng to lớn trong việc hỗ trợ điều trị những chứng bệnh nguy hiểm.
Theo Đông y, cây xương khỉ chức năng chữa viêm, làm mát gan, cải thiện huyết áp, lưu thông máu. Đặc biệt, đóng vai trò giải quyết liên quan đến vấn đề đau nhức xương khớp kinh niên, giúp xương gãy mau liền do chấn thương, nâng cao sức đề kháng cơ thể cho bệnh nhân ung thư.
Mẹo trị bệnh từ cây xương khỉ
Chị T.N Linh (Thanh Xuân – Hà Nội) mắc căn bệnh ung thư dạ dày đã nhiều năm. Không chỉ tiêu tốn về tiền bạc nằm việc, chị còn vô cùng suy sụp khi cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống.
Vô tình chị Linh được một người bạn trên Hà Giang mách có thầy thuốc người dân tộc chữa bệnh bằng thuốc nam có uy tín. Ban đầu, chị cũng băn khoăn, không chắc chắn về sự tin tưởng.
Nhưng chị lại nghĩ, thời gian sống của mình cũng không còn đáng bao nhiêu nên quyết định thử nghiệm. Người thầy thuốc kê cho chị bài thuốc bằng cây xương khỉ.
“Hàng ngày, tôi dùng lá cây xương khỉ để nấu nước uống, hoặc có lá tươi đem nấu chín cùng một số thực phẩm để tạo thành món ăn. Sau vài tháng, kết hợp cùng các hình thức xạ trị, hóa trị, tình hình bệnh của tôi khá khả quan, cơ thể cũng cảm thấy có sức sống hơn” – chị Linh chia sẻ.
Thận trọng khi dùng cây xương khỉ trị ung thư
Cây xương khỉ dùng để trị ung thư đã được nhiều bệnh nhân ghi nhận hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, bản chất dược liệu chỉ làm lợi tiểu, ngăn chặn quá trình oxy hóa tế bào, ức chế các tế bào ung thư gây hại.
Đồng thời, làm bền thành mạch, nâng cao đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh, chống chọi lại sự đau đớn mà các đợt hóa trị, xạ trị tạo ra. Vì vậy, trước khi sử dụng cây xương khỉ cho người bị ung thư cần được sự đồng ý, tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ, tránh tương tác không mong muốn.
Cây xương khỉ là cây gì
Cây xương khỉ có tên khoa học Clinacanthus nutans, được gọi với nhiều tên gọi khác như mảnh cộng, bìm bịp, bách giải. Đây là vị thuốc nam cổ truyền được người xưa ưa chuộng làm thuốc.
Đặc điểm của cây xương khỉ
Xương khỉ là cây bụi nhỏ, chỉ cao 2-3m, lá thuôn dài, màu xanh thẫm, mặt lá mềm. Cây có hoa rủ xuống ngọn, màu đỏ hoặc hồng, cao 3-5cm, bao phấn màu vàng xanh. Quả hình trùy, phần cuống ngắn.
Cây xương khỉ mọc ở đâu? Thu hái và chế biến
Cây xương khỉ thường được tìm thấy tại các vùng nông thôn châu Á. Ở Việt Nam, cây xuất hiện nhiều khu vực miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Đông và Nam Bộ. Hầu hết các bộ phận trên cây được dùng làm thuốc. Nhiều nơi lấy lá cây xương khỉ làm bánh, gọi là bánh mảng cộng.
Thành phần hóa học của cây xương khỉ
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh trong cây xương khỉ chứa nhiều khoáng chất, sinh tố, thành phần flavon, glycosind, hợp chất của cerebrosid và glycerol. Cùng với đó là hàm lượng chất xơ, chất béo, đạm, canxi tốt cho sức khỏe.
Công dụng dược lý của cây xương khỉ
Cây xương khỉ vị ngọt, tính bình, khi phơi khô có mùi thơm, tác dụng chữa nhiều loại bệnh quan trọng.
Tác dụng của cây xương khỉ
Từ lâu, người dân ở nông thôn đã biết đến loại rau xương khỉ, dùng ăn sống, luộc, nấu canh, ăn lẩu đều ngon, bổ sung hàm lượng dưỡng chất cao. Điều tuyệt vời hơn cả, cây xương khỉ được coi như “thần dược” thiên nhiên ban tặng cho con người, với khả năng hỗ trợ trị bệnh hữu hiệu.
Trong đó, hơn hết phải kể đến hỗ trợ bệnh nhân ung thư, lợi mật, mát gan, trị phong thấp, cải thiện đau nhức xương khớp, nhanh chóng liền xương bị gãy, tốt cho người bị đau dạ dày, trĩ; chữa ho, cảm…
Cây xương khỉ chữa bệnh gì
Không để bạn phải chờ đợi lâu, những thông tin ngay sau đây sẽ giúp bạn giải mã được thắc mắc cây xương khỉ chữa bệnh gì bằng nhiều bài thuốc hữu ích.
1. Hỗ trợ bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu
Trong cây xương khỉ có hợp chất Flavonoid, tác dụng tốt việc ức chế tế bào ung thư, giảm đi phản ứng phụ của việc xạ trị.
Bài thuốc 1: Bệnh nhân ung thư lấy 10 lá cây xương khỉ, đem rửa sạch rồi nhai kỹ, nuốt. Ngày thực hiện 5 lần, kiên trì trong 3 tháng để thấy các cơn đau thuyên giảm. Trường hợp ung thư đã kéo dài, nên tăng liều lượng, mỗi lần dùng 15 lá, ngày ăn 6 lần.
Bài thuốc 2: Để ngừa ung thư tái phát, di căn, bạn sắc cây xương khỉ, cây xạ đen mỗi thứ 30g, thêm 20g hoa đu đủ đực cùng 1,5 lít nước. Lấy còn 1 lít để uống trong ngày.
2. Chữa xơ gan, viêm gan, vàng da
Bài thuốc 1: Chuẩn bị 30g cây xương khỉ, râu ngô 20g;lá vọng cách, trần bì mỗi vị 15g, sâm đại hành 10g. Sắc tất cả cùng 1.5 lít nước, lấy còn 800ml uống hết trong ngày.
Bài thuốc 2: Các vị thuốc có cây xương khỉ 30g, râu ngô 20g, sâm đại hành 15g; lá vọng cách, lá quao mỗi thứ 12g, trần bì 10g sắc với 1.5 lít nước sôi. Đun nhỏ lửa trong 30 phút, chia uống ngày 3 lần.
3. Chữa ho
Lá cây xương khỉ chứa chất đề kháng mạnh mẽ nên có thể chống lại virus viêm phế quản. Khi rơi vào trạng thái ngứa cổ, ho khan, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, bạn lấy 8 chiếc lá thảo dược ăn, ngày ăn 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 giờ đồng hồ. Triệu chứng ho nhanh chóng khỏi.
4. Trị đau dạ dày
Dân gian truyền lại rất nhiều bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên, bao gồm cả cây xương khỉ. Rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy lá tươi, rửa sạch, thêm vài hạt muối, nhai kỹ rồi nuốt nước. Mỗi ngày dùng 3-8 lá, chia hai lần dùng, thời điểm trước bữa ăn.
5. Chữa tiểu dắt, tiểu buốt, ra máu
Hái 9 lá cây xương khỉ, rửa sạch, nhai sống ngày 3 lần. Thực hiện liên tục 1 tháng để giảm triệu chứng.
6. Trị phong thấp
Sắc các nguyên liệu gồm 30g cây bìm bịp; tầm gửi dâu, cây gối hạc, cây cổ trâu mỗi thứ 20g cùng 1.5 lít nước, lấy còn 800ml, chia uống trong ngày.
7. Chữa thoái hóa cột sống, gai cột sống đau nhức xương
Giã nhuyễn 80g cây xương khỉ tươi, ngải cứu và đại hành tươi lượng bằng nhau (50g). Sau đó, xào nóng cùng giấm, đợi ấm ấm đắp vào vị trí đau, băng cố định lại. Tiến hành trước khi đi ngủ buổi tối, sáng dậy thì gỡ ra, áp dụng bài thuốc 5-10 ngày. Khi kết hợp sắc thuốc uống tác dụng phát huy càng nhanh.
8. Điều trị bong gân, xưng đau, gãy xương
Mảnh cộng tươi 80g; sâm đại hành, ngải cứu mỗi thứ 50g. Xào nóng dược liệu với giấm, đắp lên vết thương, lấy vải buộc lại, giữ thời gian 5-6 tiếng. Kiên trì 5-10 ngày để tác dụng cây xương khỉ phát huy trọn vẹn.
9. Chữa trĩ
Trĩ là một trong những căn bệnh thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Tuy không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe, nhưng lại làm người bệnh luôn trong trạng thái khó chịu, đau rát, sinh hoạt khó khăn.
Thay vì áp dụng các liệu pháp y tế tốn kém, nhiều người đã tin tưởng ở cây xương khỉ. Với 7-10 lá tươi, rửa sạch, giã nát, lấy đắp vào vùng hậu môn bị trĩ, ngày thực hiện 2 lần.
10. Chữa cảm cúm
Ngay khi gặp các biểu hiện bệnh cảm cúm như sốt, đau đầu, bạn hái một nắm lá cây xương khỉ, cách 1 giờ ăn 8 lá để hạ sốt, giảm đau. Đồng thời dùng lá nấu cháo, thêm chút gừng, hạt tiêu sẽ giải cảm tức thì.
11. Cầm máu
Những người ho, tiểu tiện ra máu, chảu máu đường ruột, bị chấn thương, dùng cây xương khỉ để cầm máu rất tốt.
Bài thuốc 1: Lấy ít lá cây rửa sạch, thêm chút muối nhai sống.
Bài thuốc 2: Đem phơi khô 7-10 lá cây xương khỉ, sắc lấy nước uống, ngày 2-3 lần vào bữa sáng trước khi ăn. Uống liên tục 1 tuần sẽ thấy công hiệu.
12. Chữa bệnh lở loét, hạn chế mụn, sẹo lồi
Dùng một nắm lá mảnh cộng, rửa sạch, giã nát, bôi lên vùng da bị lở loét, sẹo mụn. Tiến hành 2 lần/tuần, kiên trì đều đặn 2 tháng để lấy lại vẻ đẹp mịn màng cho làn da.
13. Điều hòa huyết áp
Một trong những câu trả lời về cây xương khỉ có tác dụng gì đó chính là khả năng ổn định huyết áp. Theo đó, bạn đừng bỏ qua gợi ý bài thuốc dưới đây.
Bài thuốc 1: Lấy phần lá, rễ cây xưng khỉ phơi khô, rồi nấu thành nước uống hàng ngày.
Bài thuốc 2: Dùng 9 lá cây tươi, nhai thật kỹ để nuốt nước. Sau đó, nằm nghỉ ngơi để huyết áp trở lại bình thường.
14. Điều trị nhiệt miệng, nóng trong
Sử dụng khoảng 50g lá cây mảnh cộng tươi, giã nát, vắt nước uống. Phần bã giữ lại đắp lên vị trí miệng nhiệt. Sau một vài lần tình trạng được giải quyết dứt điểm.
15. Chữa viêm xoang
Từ 100g cây xương khỉ, bạn phơi khô, rửa sạch, cho vào ấm sắc với 1.5 lít nước, lấy còn 1 lít để uống.
Những ai nên dùng cây xương khỉ
Cây xương khỉ là loại thảo dược lành tính, không độc hại nên phù hợp cho cả trẻ nhỏ, người già. Công hiệu được nâng cao ở bệnh nhân viêm gan, men gan cao, suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu; người bị ung thư; phong tê thấp, đau nhức xương, bị chấn thương…
Công dụng cây xương khỉ cũng khiến người bình thường bất ngờ nhờ khả năng thanh nhiệt cơ thể, nâng cao miễn dịch, bảo vệ sức khỏe.
Đối tượng không nên dùng cây xương khỉ
Những lợi ích cây xương khỉ mang lại quả thực vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe chúng ta. Thế nhưng, bất cứ loại dược liệu nào cũng đảm bảo sự an toàn, hiệu quả cao chỉ khi được ứng dụng đúng người, đúng bệnh. Do đó:
- Đặc tính cây xương khỉ tính mát nên người huyết áp thấp, có thể hàn cần cẩn trọng.
- Dùng thảo dược hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống nên kiêng ăn măng.
- Bản chất bài thuốc nam đòi hỏi sự kiên trì ở người dùng, với tính năng tác động từ từ, dài lâu nên không được vội vàng. Kết quả cuối cùng còn phụ thuộc vào thể trạng mỗi người, và từng loại bệnh cụ thể.
Tốt hơn hết, bạn hãy tham khảo ý kiến tư vấn chuyên gia y tế trước khi quyết định sử dụng cây xương khỉ để chữa bệnh. Nhằm mục đích phòng trừ mọi rủi ro đáng tiếc có thể xảy đến.
NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM: