17 Công dụng của Sâm Ba Kích Tím được dân gian truyền tai
17 Công dụng của Sâm Ba Kích Tím được dân gian truyền tai
Sâm ba kích là tên gọi mà người dùng ưu ái dành cho ba kích. Loại dược liệu này có công dụng quan trọng đối với quá trình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cơ thể.
Chính vì vậy, việc tham khảo các bài thuốc phát huy hiệu quả sâm ba kích luôn đóng vai trò quan trọng. Từ đó, giúp bạn trải nghiệm những giá trị tuyệt vời dược liệu mang lại.
Đặc điểm của sâm ba kích
Cây sâm ba kích thân mềm, dây leo, thường mọc hoang ở nhiều các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Ngày nay, ba kích còn được trồng nhiều tại những khu vực chuyên canh dược liệu.
Ba kích còn được gọi bằng tên ba kích thiên, dây ruột gà, diệp liễu thảo… Khi còn non, cây sâm ba kích màu tím nhạt. Trên thân được bao phủ bởi lớp lông mềm màu nâu vàng, về sau nhẵn.
Lá sâm ba kích mọc đơn nguyên, đối nhau, hình mác (hoặc thuôn nhọn). Lúc non lá màu xanh, khi già chuyển trắng mốc. Hoa mọc chùm xuất hiện ở đầu cành, theo thời gian chuyển từ trắng sang vàng. Quả ba kích hình cầu, chín có màu đỏ cam.
Rễ củ sâm ba kích hình dạng củ soắn, trông giống ruột gà, chia nhiều đoạn thắt ngắn. Vỏ bên ngoài màu vàng nhạt, đậm tùy theo từng loại ba kích. Tách ra phần thịt bên trong màu hanh tím hoặc trắng trong.
Đây cũng là bộ phận chính được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Thông thường, người ta đào đất xung quanh gốc cây sâm ba kích lấy rễ củ. Đem về rửa sạch, rút bỏ lõi, có thể dùng tươi trực tiếp, hoặc phơi/sấy khô bảo quản dùng dần.
Cách sơ chế sâm ba kích
Các loại sâm ba kích
Tùy thuộc vào nguồn gốc, tính chất dược liệu mà sâm ba kích được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Bao gồm loại mọc hoang rừng tự nhiên, loại trồng chuyên canh dược liệu, ba kích trắng và ba kích tím.
1, Đặc điểm sâm ba kích theo nguồn gốc
Sâm ba kích rừng tự nhiên đường kính nhỏ, củ ngoằn ngoèo, sần sùi, nhiều đoạn chia thắt ngắn. Do mọc hoang ở các khe đá nên thịt củ cứng, kém mọng nước. Bẻ ra bên trong thấy màu tươi, đậm, phần lõi dai khó sơ chế.
Sâm ba kích trồng được đầu tư cả về nguồn đất lẫn công sức chăm sóc. Vì thế, củ to, vỏ nhẵn đẹp hơn ba kích rừng. Rễ củ ít thắt đoạn, thu hoạch và tách lõi dễ dàng. Phần thịt bên trong mềm, mọng, màu sắc nhạt.
2, Đặc điểm sâm ba kích theo tính chất dược liệu
Người ta căn cứ vào màu sắc cùng với tính chất dược liệu để xác định sâm ba kích theo loại tím hoặc trắng.
Sâm ba kích tím có vỏ ngoài màu trắng xám, bẻ ra thấy màu hanh tím ở bên trọng. Khi đưa vào chế biến làm thuốc, nhất là ngâm rượu sẽ cho ra màu tím than cho đến tím đậm.
Sâm ba kích trắng bề ngoài vỏ màu trắng nhạt, thịt củ trắng trong hoặc vàng nhạt. Quá trình sử dụng trong các bài thuốc, màu ba kích trắng chỉ chuyển tím nhạt.
Cả sâm ba kích tím và trắng đều phát huy được những lợi ích nhất định đối với sức khỏe. Nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng tính chất dược liệu của ba kích tím cao hơn, tác dụng mạnh trong điều trị bệnh tốt hơn sâm ba kích trắng.
Tác dụng của sâm ba kích
Từ hàng loạt giá trị đem đến cho sức khỏe người dùng nên ba kích được coi giống như loại sâm quý. Theo cả Đông y và Y học hiện đại, sâm ba kích ngày càng trở nên ưa chuộng trong cuộc sống. Chi tiết công dụng dược liệu như sau:
1, Bổ sung nguồn khoáng chất cần thiết cho cơ thể
Trong rễ củ sâm ba kích chứa đựng lượng lớn các loại vitamin, axit hữu cơ, các chất vô cơ, tinh bột, tinh dầu…
Chúng đóng vai trò cung cấp cho cơ thể nguồn khoáng chất cần thiết. Góp phần tăng cường đề kháng, giúp người dùng chống lại những tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, hoạt chất anthraglucozit có tính năng thanh nhiệt, giải độc, giảm cholesterol máu, làm mạnh gân cốt, kháng viêm…
2, Tăng cường độ dẻo dai và sức khỏe nam giới
Sâm ba kích được ví như “thần dược” tuyệt vời dành cho sức khỏe đấng mày râu. Dù có rất nhiều cách chế biến tận dụng lợi ích dược liệu. Song các quý ông thường chọn hình thức ngâm rượu để sử dụng.
Bên cạnh hàm lượng vitamin và dưỡng chất, các chất iridoid glucoside, sterol, anthraglycosid… kết hợp, tham gia vào mục đích bổ thận, tráng dương.
Nam giới thường xuyên sử dụng sâm ba kích sẽ kéo dài được thời gian giao hợp, nâng cao chất lượng đời sống phòng the.
3, Điều trị chứng huyết áp cao
Sâm ba kích có khả năng ổn định và lưu thông đường huyết. Do đó, phù hợp cho những người gặp chứng huyết áp cao cải thiện tình hình.
5, Làm mạnh gân cốt, trừ phong thấp
Một trong những thành phần chủ đạo, đa công dụng được tìm thấy trong rễ củ sâm ba kích đó là chất anthraquinon. Không chỉ thúc đẩy gia tăng sinh lực cánh mày râu, chất này còn hỗ trợ trừ chứng phong thấp và làm mạnh cho gân cốt.
6, Điều trị kinh nguyệt không đều, tử cung lạnh ở nữ giới
Không ít các chị em phụ nữ lo ngại về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều và tử cung bị lạnh. Với sự hỗ trợ từ dược liệu sâm ba kích, nội tiết tố nữ sẽ được đảm bảo chức năng, giải quyết tốt vấn đề kể trên.
Các bài thuốc tốt nhất phát huy hiệu quả sâm ba kích
Sau khi đã nhận biết được đặc điểm, tác dụng sâm ba kích. Giờ là lúc bạn hãy tìm hiểu ngay công thức các bài thuốc chữa bệnh có dược liệu góp mặt. Theo tình trạng cơ thể thực tế, từ đó bạn lựa chọn cách thức thực hiện sao cho phù hợp.
1, Trị đau lưng, hoạt tinh, di tinh do thận hư
Bạn cần các vị thuốc gồm sâm ba kích, phúc bồn tử, đảng sâm, thần khúc, thỏ ty tử, mỗi thứ 12g. Thêm sơn dược 24g để tán bột mịn, luyện mật làm hoàn. Hàng ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần uống 12g.
2, Chữa liệt dương, xuất tinh sớm
Từ sâm ba kích, cốt toái bổ, đảng sâm, long cốt, nhục thung dung mỗi vị 300g và 150g ngũ vị tử. Bạn đem tất cả làm hoàn mềm cùng 10g mật ong. Mỗi lần uống 1 hoàn, ngày uống 2-3 lần.
3, Giúp bổ thận, sinh tinh
Các dược liệu gồm có sâm ba kích, tục đoạn, nhục thung dung, đỗ trọng, mỗi thứ 20g, thêm 30g đậu đen. Bạn mua thêm một chiếc đuôi lợn chừng 50g để hầm chung tất cả với gia vị đến khi nhừ.
Thực hiện bài thuốc trong 7-10 ngày liên tiếp. Bạn sẽ thấy tình hình sức khỏe có sự thay đổi một cách đáng kể.
4, Bổ thận, tráng dương, dưỡng sắc đẹp
Bài thuốc cần có sâm ba kích đã bỏ lõi, cam cúc hoa, mỗi vị 60g; thục địa 46g, câu kỷ tử, thục tiêu, mỗi thứ 30g; phụ tử chế 20g.
Toàn bộ đem tán bột rồi cho vào ngâm trong 3 lít rượu. Ngày uống 2 lần vào lúc đói, mỗi lần dùng 15-20ml.
5, Trị thận hư, mỏi gối, xương đau
Các nguyên liệu chuẩn bị gồm sâm ba kích, ngưu tất, thạch hộc, mỗi loại 18g; đương quy 20g, sinh khương, khương hoạt, mỗi thứ 27g, tiêu 2g.
Bạn sơ chế dược liệu, giã nát, trộn đều với nhau rồi đưa hỗn hợp đi ngâm cùng 2 lít rượu nếp ngon. Tiếp tục, cho vào nồi, đậy kín, đun trên bếp lửa nhỏ chừng 1 giờ.
Sau đó, bạn bỏ ra ra ngâm vào nước lạnh cho nguội, để rượu nơi thoáng mát bảo quản. Mỗi lần uống 15-20ml, ngày 2-3 lần.
6, Trị huyết áp cao
Với sâm ba kích, tri mẫu, tiên mao, hoàng bá, dâm dương hoắc, đương quy, liều lượng 12g/vị. Bạn cho vào sắc cùng 600ml, đun cạn lấy 200ml, chia uống ngày 3 lần. Áp dụng bài thuốc điều trị kiên trì trong 3 tháng.
7, Chữa tử cung lạnh, cải thiện chứng kinh nguyệt không đều ở nữ giới
Bài thuốc có các nguyên liệu góp mặt gồm 120g sâm ba kích; ngô thù du, nhục quế (bỏ vỏ) lượng 160g; tử kim đằng 640g, thanh diêm 80g, lương khương 20g.
Tất cả đem tán bột mịn, dùng rượu hồ làm hoàn nhỏ chừng hạt ngô. Uống ngày 20 hoàn cùng rượu, pha thêm chút muối nhạt nhằm tăng cường hiệu quả.
8, Trị mạch yếu, mặt trắng nhạt
Bạn chuẩn bị mỗi vị 40g với ba kích, nhục thung dung, hồi hương, ích trí nhân, bạch long cốt, bạch truật, phúc bồn tử, thỏ ty tử, mẫu lệ, cốt toái bổ, nhân sâm.
Tán đều dược liệu thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, liều lượng 10-20g/lần.
9, Chữa đau bụng, đi tiểu thiếu tự chủ
Bài thuốc cần đến 60g mỗi loại gồm sâm ba kích, sinh địa, nhục thung dung. Thỏ ty tử, tang phiêu tiêu, tục đoạn, sơn dược mỗi vị 40g.
Phụ tử, long cốt, sơn thù du, ngũ vị tử, quan quế, lượng 20g/vị. Thêm 16g viễn chí, 12g đỗ trọng, 4g lộc nhung.
Bạn đem tất cả tán bột mịn, làm hoàn, lượng 10g/hoàn. Ngày uống 2-3 hoàn.
10, Trị tê mỏi chân, đau lưng
Khi bạn bị tê mỏi chân và đau lưng, bạn dùng sâm ba kích, nhục thung dung, xuyên tỳ giả, thỏ ty tử, đỗ trọng, lượng bằng nhau.
Chuẩn bị đủ nguyên liệu, bán tán nhuyễn, trộn mật làm hoàn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần chừng 8g với nước ấm.
11, Chữa khí hư, đổ mồ hôi trộm, ngủ không ngon giấc
Thành phần bài thuốc gồm 90g sâm ba kích, 180g lương khương, 500g kim tử đằng, nhục quế và ngô thù mỗi thứ 120g, thanh diêm 60g.
Bạn tán thành bột mịn, trộn hỗn hợp cùng rượu nếp làm hoàn. Ngày dùng 20g hòa cùng nước muối loãng để uống.
Lưu ý khi dùng sâm ba kích
Trong lõi của rễ củ cây sâm ba kích được tìm thấy hoạt chất carbohydrates và rubiadin, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ngoài ra, phần lõi này cũng không chứa dược chất, khi sử dụng dễ khiến bài thuốc bị chát, mất đi vị thơm ngon vốn có. Vì thế, quá trình sơ chế sâm ba kích cần tách bỏ đi phần lõi.
Mặc dù sâm ba kích tốt cho sinh lý phái mạnh. Nhưng trường hợp nam giới ít tinh dịch, không xuất tinh, thậm chí tinh trùng chết nhiều không phát huy hiệu quả.
Một số đối tượng khác cũng cần cân nhắc khi dùng sâm ba kích. Chẳng hạn như người âm hư hỏa vượng, bị đại tiện táo, người huyết áp thấp. Hay những người đang chữa bệnh bằng nhiều loại thuốc…
Chỉ nên dùng dược liệu với liều lượng phù hợp. Tránh lạm dụng dễ dẫn đến tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Ngay khi có kế hoạch áp dụng các bài thuốc từ sâm ba kích. Bạn cần tìm đến cơ sở cung cấp uy tín để mua hàng xuất xứ rõ ràng, giá cả phù hợp.
Tuyệt đối không mua sâm ba kích giá quá rẻ so với mặt bằng chung. Nếu không bạn sẽ rước mối nguy hiểm khó lường vào sức khỏe bản thân.
NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM: